Trang chủ » Blog » Thương hiệu có phải là dấu hiệu phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

Thương hiệu có phải là dấu hiệu phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

28/01/2024 - 49

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa thế nào là thương hiệu, tuy nhiên có thể hiểu thương hiệu là một dấu hiệu thật đặc biệt, nổi bật để nhận biết một sản phẩm hàng hóa được sản xuất hay một dịch vụ được cung cấp bởi một tổ […]

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa thế nào là thương hiệu, tuy nhiên có thể hiểu thương hiệu là một dấu hiệu thật đặc biệt, nổi bật để nhận biết một sản phẩm hàng hóa được sản xuất hay một dịch vụ được cung cấp bởi một tổ chức, cá nhân. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp.

Thương hiệu không hẳn là một dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:

“16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Theo đó, dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau là nhãn hiệu.

Vậy ai có quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa?

Thương hiệu hay nhãn hiệu đều là những dấu hiệu đặc biệt, nổi bật của một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.

Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đã có quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu, theo đó, có thể xác định những đối tượng sau đây có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp.

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ

+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký theo quy định, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Bên cạnh đó, theo tiết e tiểu mục 6 Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3675/QĐ-BKHCN năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.

Để được tư vấn chi tiết hơn và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm