Trang chủ » Blog » Thủ tục xóa án tích theo quy định của pháp luật hiện hành

Thủ tục xóa án tích theo quy định của pháp luật hiện hành

12/01/2024 - 80

Thblaw.com.vn

-

Án tích là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự, hậu quả pháp lý của việc phạm tội. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án nhưng không phải vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án cho đến […]

Án tích là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự, hậu quả pháp lý của việc phạm tội. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án nhưng không phải vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án cho đến khi được xóa án tích.

Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017 cơ bản chế định xóa án tích cho người bị kết án theo hướng mở rộng đối tượng được xóa án tích hoặc được coi là chưa có án tích; nhân đạo, khoan hồng đối với người bị kết án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, sớm ổn định để làm ăn, sinh sống. 

Người bị kết án về hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự, sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trải qua thời gian thử thách thì được xóa án tích. Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự 2015, người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.

Căn cứ theo điều 70, 71, 72 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, có 3 trường hợp được xóa án tích bao gồm: Đương nhiên được xóa án tích; Xóa án tích theo quyết định của Tòa án; Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

– Đương nhiên được xóa án tích: Áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Xóa án tích theo quyết định của tòa án: Được áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Người bị kết án có thể được tòa án xóa án tích sớm hơn so với quy định của pháp luật trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì tòa án quyết định việc xóa án tích.

Căn cứ Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi làm thủ tục xóa án tích cần chuẩn bị giấy tờ sau:

  • Trường hợp đương nhiên xóa án tích (nộp đơn tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mình thường trú)

– Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân bản sao chứng thực.

– Trích lục/bản sao Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử phúc thẩm thì cung cấp trích lục/bản sao Bản án sơ thẩm và phúc thẩm.

– Căn cứ vào hình phạt chính tại Bản án, nộp một trong các giấy tờ (bản chính) sau đây:

  • Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).
  • Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù).
  • Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự – Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo).
  • Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ do Cơ quan thi hành án hình sự – Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ).

– Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác như: bồi thường, truy thu… trong bản án hình sự hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơ quan thi hành án dân sự cấp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác.

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch Tư pháp.

  • Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Nộp hồ sơ cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án)

– Đơn xin xóa án tích (theo mẫu của Tòa).

– Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thi hành án cấp.

– Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt.

– Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an).

– Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân chứng thực.

  • Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Cơ quan, tổ chức nơi người có án tích công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị xóa án tích với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án)

– Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi người có án tích công tác hoặc chính quyền địa  phương nơi người đó cư trú.

– Đơn xin xóa án tích (theo mẫu của Tòa).

– Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thi hành án cấp.

– Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt.

– Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.

– Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân chứng thực.

*Trường hợp người bị kết án không bị coi là có án tích:

Tại Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ 05 trường hợp người bị kết án không bị coi là có án tích. Cụ thể:

– Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng;

– Người được miễn hình phạt;

– Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì;

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

– Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm