Về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh
Thblaw.com.vn
-
Giống như tất cả các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả ghi nhận việc bảo hộ các sản phẩm của trí tuệ con người. Trong đó, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Căn cứ Điều 14…
Giống như tất cả các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả ghi nhận việc bảo hộ các sản phẩm của trí tuệ con người. Trong đó, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Căn cứ Điều 14 NĐ 22/2-18/NĐ-CP, “tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.”
Về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh được quy định trong NĐ 131/2013/NĐ-CP như sau:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thì:
- Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm.
♠ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì:
- Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tác phẩm.
♠ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì:
- Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tác phẩm.
♠ Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định thì:
- Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
♠ Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì:
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng .
- Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
♠ Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định thì:
- Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm.
♠ Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả:
- Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
- Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 24/11/2024
Trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy là hai khái niệm thường xuyên được nhắc đến nhưng lại có những sự khác biệt rõ rệt về bản chất, mục đích và cách thức trình bày thông tin. Việc phân biệt giữa tác phẩm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 20/11/2024
Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 12/11/2024
Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là hành…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 08/11/2024
Pháp luật nước ta hiện nay quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,…
Xem thêm