Trang chủ » Blog » Điều kiện để đưa sản phẩm bún, miến, phở của Việt Nam ra nước ngoài

Điều kiện để đưa sản phẩm bún, miến, phở của Việt Nam ra nước ngoài

13/12/2023 - 63

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng Bún, Miến, Phở tại thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm Bún; Miến; Phở khô đang thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu sản phẩm này ra thị trường thế giới. Vậy để xuất khẩu […]

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng Bún, Miến, Phở tại thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm Bún; Miến; Phở khô đang thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu sản phẩm này ra thị trường thế giới. Vậy để xuất khẩu bún, miến, phở ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải có những điều kiện nào? 

Ngoài các giấy phép bắt buộc phải có để được kinh doanh, sản xuất các sản phẩm bún, miến, phở tại thị trường Việt Nam như Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Kết quả kiểm nghiệm cho từng sản phẩm, Bản tự công bố sản phẩm, Đăng ký mã số mã vạch, … , nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu bún, miến, phở ra thị trường nước ngoài thì cần có thêm hai loại giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Giấy phép lưu hành tự do căn cứ theo Quyết định 10/2010/QĐ-TTg là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Giấy phép được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu. Đây là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi nhập khẩu. 

Hồ sơ xin cấp CFS bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 2200 hoặc HACCP;
  • Trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất cần cung cấp hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán;
  • Phiết kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (còn thời hạn 12 tháng);
  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm.

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan nhà nước từ 7-10 ngày làm việc. Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là là 02 năm kể từ ngày cấp.

Giấy chứng nhận y tế (HC) căn cứ Thông tư 52/2015/TT-BYT được cấp bởi Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế; là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp. Giấy chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm sản xuất tại Việt Nam khi có nhu cầu xuất khẩu. 

Hồ sơ xin cấp HC bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu (còn thời hạn 12 tháng);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thể hiện thông tin tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Nhãn sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế từ 7-10 ngày làm việc. Hiệu lực Giấy chứng nhận y tế là 02 năm kể từ ngày cấp. 

Để được tư vấn chi tiết hơn và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm
Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Đăng vào ngày: 29/04/2024

Thuật ngữ “Thương mại” theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005 là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hoạt động thương mại mang lại cho chủ sở […]

Xem thêm