Trang chủ » Blog » Ý nghĩa của các ký tự R (®), C (©), TM (™) trên sản phẩm

Ý nghĩa của các ký tự R (®), C (©), TM (™) trên sản phẩm

23/11/2023 - 91

Thblaw.com.vn

-

Chúng ta hay nhìn thấy các ký tự R (®), TM (™) C (©) trên ti vi, sách báo, hay thậm chí bên cạnh logo, nhãn hiệu của một số sản phẩm. Vậy ý nghĩa các ký tự R (®), TM (™) C (©) là gì, các ký tự R (®), TM (™) C (©) […]

Chúng ta hay nhìn thấy các ký tự R (®), TM (™) C (©) trên ti vi, sách báo, hay thậm chí bên cạnh logo, nhãn hiệu của một số sản phẩm. Vậy ý nghĩa các ký tự R (®), TM (™) C (©) là gì, các ký tự R (®), TM (™) C (©) được dùng với mục đích gì? Đây cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng khác gửi cho chúng tôi. THB xin giải đáp thắc mắc này để quý khách hàng có thể hiểu rõ.

1.Ký hiệu C (©) – Copyrighted:

© là ký hiệu của Copyrighted (nghĩa là bản quyền). Đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ được Cơ quan quản lý bảo hộ.

Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học , nghệ thuật khoa học như: các tác phẩm âm nhạc, văn học, tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” (right to copy) không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công nghiệp… và một số hình thức biểu hiện khác. Đại thể nó giống như một quyền lợi cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ nguyên bản.

2. Ký hiệu R (®) – Registered:

Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Vì vậy, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này.

Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu này phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Được quy định trong Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài trong ít nhất 12 tháng. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp hồ sơ. Có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

3. Ký hiệu TM (™) –Trademark:

™ là ký hiệu của Trademark (nghĩa là nhãn hiệu). Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ.

Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm. Tuy nhiên nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu R (®).

Vậy có bắt buộc phải ghi ký tự R (®), TM (™) C (©) trên sản phẩm không?

Để trả lời câu hỏi có bắt buộc phải ghi ký tự R (®), TM (™) C (©) trên sản phẩm không thì câu trả lời là không vì:

  • Thứ nhất, pháp luật không quy định bắt buộc phải có các ký tự này trên logo sản phẩm.
  • Thứ hai, các ký tự có ý nghĩa khác nhau, từng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo một số điều kiện cũng như nắm rõ ý nghĩa của các ký hiệu thì mới được in lên logo của sản phẩm. Nếu không sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm