Trang chủ » Blog » Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

19/11/2023 - 70

Thblaw.com.vn

-

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau:

“Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

  1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.”

Theo đó, căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, anh/chị là tác giả của sáng chế sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với sáng chế như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân bao gồm:

– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế;

– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

Thứ hai, quyền tài sản của tác giả sáng chế là quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu sáng chế:

– Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu sáng chế phải trả cho tác giả nếu hai bên không có thỏa thuận khác được quy định như sau:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế;

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

– Trường hợp sáng chế có đồng tác giả thì mức thù lao nêu trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả. Sau đó, các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

– Nếu hai bên không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn 30 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng sáng chế;

– Nếu sáng chế được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

Thời hạn đối với quyền của tác giả sáng chế:

– Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế.

– Khác với quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả sáng chế được bảo hộ vô thời hạn. Tức là dù đã hết 20 năm bảo hộ đối với sáng chế thì quyền nhân thân của tác giả sáng chế vẫn còn tồn tại.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Tìm hiểu về mua bán quyền tác giả

Tìm hiểu về mua bán quyền tác giả

Đăng vào ngày: 15/05/2024

Với tư cách là một loại tài sản, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng được đưa vào lưu thông qua quan giao dịch mua bán quyền tác giả, theo đó, người bán sẽ chuyển quyền tác giả của mình cho người mua và nhận được một khoản tiền […]

Xem thêm
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Đặc điểm của quyền tác giả

Đặc điểm của quyền tác giả

Đăng vào ngày: 13/05/2024

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực sử dụng hay chuyển giao các sản phẩm đó, là quyền của tác giả đối với sản phẩm, là quyền liên quan hoặc sở hữu […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm