Trang chủ » Blog » Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là gì ?

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là gì ?

18/10/2023 - 312

Thblaw.com.vn

-

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là một trong những quyền của tác giả được pháp luật bảo hộ. Vậy bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được hiểu như nào? Pháp luật quy định những điều luật nào nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm?…

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là một trong những quyền của tác giả được pháp luật bảo hộ. Vậy bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được hiểu như nào? Pháp luật quy định những điều luật nào nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2022 về quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền:

– Đặt tên cho tác phẩm.

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

=> Bảo vệ toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân thuộc về tác giả. Tất cả những hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm là những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Các tác giả sáng tạo ra tác phẩm cần trang bị kiến thức Sở hữu trí tuệ để bảo vệ tác phẩm của mình tránh những hành vi xâm phạm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP), hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

+ Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Tìm hiểu về những hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Tìm hiểu về những hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Đăng vào ngày: 15/10/2024

Khi phát hiện một hành vi nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả của mình hoặc khi bị một cá nhân, tổ chức khác yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả; cho dù đứng ở cương vị là người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm hay người bị yêu cầu xử…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

Đăng vào ngày: 12/10/2024

Tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó, tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã…

Xem thêm