Trang chủ » Blog » Tổ chức phát sóng có các quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?

Tổ chức phát sóng có các quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?

11/07/2023 - 166

Thblaw.com.vn

-

Tổ chức phát sóng là gì? Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức phát sóng là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng. Phát sóng là việc truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến âm thanh hoặc hình ảnh, âm thanh…

  1. Tổ chức phát sóng là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức phát sóng là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Phát sóng là việc truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến âm thanh hoặc hình ảnh, âm thanh và hình ảnh, sự tái hiện âm thanh hoặc hình ảnh, sự tái hiện âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, truyền tín hiệu được mã hóa trong trường hợp phương tiện giải mã được tổ chức phát sóng cung cấp tới công chúng hoặc được cung cấp với sự đồng ý của tổ chức phát sóng (khoản 1 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).

Căn cứ khoản 12 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ, “Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan”

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (khoản 2 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

  1. Tổ chức phát sóng có những quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:

(1) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

(2) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào;

(3) Định hình chương trình phát sóng của mình;

(4) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình chương trình phát sóng của mình dưới dạng hữu hình.

Lưu ý:

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ các trường hợp sau đây:

– Sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp chương trình phát sóng, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

– Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.

– Thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật và giới hạn quyền tác giả quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022;

– Thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan và giới hạn quyền liên quan quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
No Image

Phân biệt tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Đăng vào ngày: 07/11/2024

Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình.  Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…

Xem thêm
Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 31/10/2024

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…

Xem thêm
5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI

5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI

Đăng vào ngày: 28/10/2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…

Xem thêm
Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?

Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?

Đăng vào ngày: 25/10/2024

Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…

Xem thêm