Trang chủ » Blog » Chuyển giao quyền tác giả

Chuyển giao quyền tác giả

14/06/2023 - 156

Thblaw.com.vn

-

Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền […]

Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả (gọi là quyền liên quan). Các hình thức chuyển giao, chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào là hợp pháp ? Và cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì?

  1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền sau đây cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
  • Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
  • Quyền của tổ chức phát sóng.

Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân theo quy định, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân.

Trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản và có những nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Chuẩn bị các hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • 02 bản sao tác phẩm/bản định hình;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền);
  • Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).

– Nộp hồ sơ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả). Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

  1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định như:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
  • Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
  • Quyền của tổ chức phát sóng.

Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng được thực hiện theo quy định như đối với trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại : 0836383322

Email : huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.

Bài viết liên quan
Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 05/09/2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nên chúng mang những đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng bảo hộ là tài sản vô hình, chứa […]

Xem thêm
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Đăng vào ngày: 08/08/2024

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng các quy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh […]

Xem thêm
Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Đăng vào ngày: 30/06/2024

Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: “Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc […]

Xem thêm
Tác phẩm là gì? Đặc điểm của tác phẩm?

Tác phẩm là gì? Đặc điểm của tác phẩm?

Đăng vào ngày: 26/06/2024

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”. Quy định này hoàn toàn phù hợp với Công ước Berne: “Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học […]

Xem thêm