Tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập
Thblaw.com.vn
-
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) là khâu trung gian tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Trong hơn 1 thập kỷ qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền…
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) là khâu trung gian tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Trong hơn 1 thập kỷ qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cũng trong thời gian đó, thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng nghìn thương vụ được thực hiện thành công, đạt tổng giá trị hơn 50 tỷ USD. Năm 2021, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả dòng vốn đầu tư thông qua M&A, vẫn có sự tăng trưởng.
- Khái niệm
Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Hoạt động M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại 1 phần (số cổ phần) hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác.
Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.
Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
2. Mục đích của thương vụ M&A
- Sở hữu cổ phần;
- Tham gia quyết định các vấn đề quan trọng nhằm tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
3. Các lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao quy mô doanh nghiệp bằng cách mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh:
- Cơ cấu lại số lượng nhân lực hợp lý hơn bằng việc giảm chi phí nhân lực và chi phí phát sinh không cần thiết
- Cải thiện nguồn lực tài chính:
- Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật và trình độ kinh doanh
4. Phân loại
Việc sáp nhập và mua lại có thể được phân loại theo tính chất của việc sáp nhập. Có 3 hình thức M&A cơ bản, bao gồm: M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A kết hợp.
M&A theo chiều ngang
M&A theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi ích của loại sáp nhập này là loại bỏ sự cạnh tranh, giúp tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận.
M&A theo chiều dọc
M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.
Hình thức này thường được thực hiện nhằm duy trì đảm bảo nguồn cung cấp nguồn hàng thiết yếu, tránh mọi sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, M&A theo chiều dọc cũng nhằm mục đích giảm nguồn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí trung gian không cần thiết.
M&A kết hợp (tập đoàn)
M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau.
Loại sáp nhập này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên và thị trường không có sẵn trước đó.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 13/04/2024
Mua bán, sáp nhập được xem là một trong những phương thức để tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia và mở rộng thị phần ở các thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc tìm kiếm nguồn vốn để trang…
Xem thêm