|
Chỉ dẫn địa lý |
Nhãn hiệu |
Khái niệm |
Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)
Ví dụ: Honda, Hyundai, Toyota, BMW… |
Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)
Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm; Chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan tuyết; …. |
Dấu hiệu nhận biết |
Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.
Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ. |
Có thể là những từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp cả hai. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. |
Chức năng |
Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác |
Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể. |
Về điều kiện bảo hộ
|
– Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh…
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác. Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó |
– Sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
– Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định. |
Về thời hạn bảo hộ
|
Có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm (khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ) |
Vô thời hạn kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận (khoản 7 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ) |
Chủ thể có quyền đăng ký
|
Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký). |
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước, Nhà nước có thể cho phép:
– Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
-Tổ chức, tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;
– Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký. |
Về chủ sở hữu
|
Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. |
Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý |
Chủ thể có quyền sử dụng
|
-Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường;
– Chủ sở hữu, thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể;
– Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận
|
Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. |
Chuyển giao quyền
|
Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng.
– Được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu (khoản 5 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ);
– Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (khoản 4 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ)
|
– Chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác. (khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ)
– Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (khoản 1 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ)
|