Trang chủ » Blog » 5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI
5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI
28/10/2024 - 40
Thblaw.com.vn
-
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn quá mới dẫn đến việc chưa có khung pháp lý phù hợp điều chỉnh. Dưới đây là 5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc để tránh vấp phải khi sử dụng AI.
1. Thông tin, nội dung giả
Việc ứng dụng các công cụ AI như ChatGPT, Gemini vào các hoạt động kinh doanh đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng chúng để viết quảng cáo cho một sản phẩm, mà trong mẫu quảng cáo đó chứa thông tin sai lệch, doanh nghiệp sẽ tự đưa mình vào thế khó cũng như đánh mất uy tín. Do đó, nên sử dụng nội dung do AI sáng tạo làm xuất phát điểm, với vai trò gợi ý, chứ không nên là nội dung cuối cùng. Yêu cầu AI trích nguồn cho văn bản mà nó tạo ra và tự kiểm tra nội dung cũng có thể giúp đảm bảo chính xác tài liệu.
2. Xung đột lợi ích với người nổi tiếng
Hiện AI sáng tạo hình ảnh đã có thể tạo ra tác phẩm theo phong cách của một nghệ sĩ cụ thể, cũng như hình ảnh trông giống một nhân vật nổi tiếng. Dù đây có thể là một cách để minh họa cho bản tin hoặc bài đăng trên mạng xã hội, song việc sử dụng hình ảnh của người thật có thể khiến doanh nghiệp gặp rắc rối. Vậy nên, doanh nghiệp cần tránh đưa hình ảnh người nổi tiếng hoặc nhân vật hư cấu nổi tiếng vào nội dung nhằm tránh khả năng bị khiếu nại vi phạm bản quyền hoặc quyền công khai,…
3. Không được luật bản quyền tác giả bảo vệ
Từ trước đến nay, quyền sở hữu bản quyền tác phẩm do phần mềm máy tính làm ra không gây quá nhiều tranh cãi, vì chúng chỉ đóng vai trò “hỗ trợ”, như cây bút hay tờ giấy của tác giả. Khi đó, tác phẩm đủ điều kiện được luật bản quyền tác giả bảo vệ nếu nó là bản gốc, với phần lớn định nghĩa yêu cầu tác giả là người. Ở một số quốc gia như Tây Ban Nha hay Đức, chỉ tác phẩm được con người làm ra mới được luật pháp bảo vệ. Khó có thể khẳng định ở thời điểm hiện tại, AI chỉ giữ vai trò “hỗ trợ”, khi AI tiên tiến nhất đã tham gia sáng tác mà không cần con người. Và với việc AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đồng nghĩa chúng sẽ ngày càng “giỏi hơn”, lằn ranh giữa tác phẩm do “người làm” và “máy làm” sẽ thêm mong manh, kéo theo rủi ro không được luật bản quyền tác giả bảo vệ.
4. Rò rỉ thông tin
Các dòng code (mã lập trình), hình ảnh hoặc văn bản do người dùng AI nhập thường được hệ thống giữ lại và chúng có thể được phát hiện bởi người khác. Doanh nghiệp cần phải thật cẩn thận để không đưa thông tin bí mật hoặc độc quyền vào một trong các nền tảng AI sáng tạo nội dung.
5. Thông tin khách hàng bị lấy cắp
Việc đưa AI vào các hoạt động của doanh nghiệp (như tổng hợp dữ liệu) có thể khiến các tệp thông tin, dữ liệu về khách hàng (gồm số điện thoại, địa chỉ, thậm chí là số tài khoản ngân hàng…) rất dễ bị rò rỉ. Điều này có thể vi phạm luật về quyền riêng tư, đặc biệt với những công ty trong các ngành được quản lý chặt chẽ như tài chính và chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, thông tin cá nhân của khách hàng có khả năng bị tin tặc phát hiện và sử dụng để lừa đảo.
Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…
Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là hành…
Pháp luật nước ta hiện nay quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,…
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…