Trang chủ » Blog » Tác phẩm di cảo có phải là đối tượng bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm di cảo có phải là đối tượng bảo hộ quyền tác giả?

27/11/2023 - 170

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 NĐ17/2023/NĐ-CP có định nghĩa về tác phẩm di cảo như sau: “Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.” Theo đó, có thể hiểu tác phẩm di cảo là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ…

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 NĐ17/2023/NĐ-CP có định nghĩa về tác phẩm di cảo như sau: “Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.”

Theo đó, có thể hiểu tác phẩm di cảo là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào được công bố lần đầu tiên sau khi tác giả chết.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo: “Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ.”

Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo được xác định như sau:

  • Yếu tố được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: tên của tác phẩm; tên thật hoặc bút danh của tác giả; sự toàn vẹn của tác phẩm.
  • Trường hợp bảo hộ có thời hạn:

(1) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng:

+ Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ lần đầu tiên công bố.

+ Nếu tác phẩm chưa được công bố sau 25 năm kể từ khi được tạo ra thì thời hạn bảo hộ là 100 năm tính từ lúc tác phẩm được tạo ra.

+ Nếu là tác phẩm khuyết danh, khi có thông tin về tác giả thì tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và thêm 50 năm kể từ khi tác giả chết.

(2) Đối với tác phẩm khác:

+ Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết;

+ Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Người quản lý tác phẩm khuyết danh có được biểu diễn tác phẩm khuyết danh đó trước công chúng hay không?

Người quản lý tác phẩm khuyết danh có được biểu diễn tác phẩm khuyết danh đó trước công chúng hay không?

Đăng vào ngày: 04/04/2025

Theo quy định tại Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan…

Xem thêm
Phân biệt cải biên và chuyển thể

Phân biệt cải biên và chuyển thể

Đăng vào ngày: 31/03/2025

Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy,…

Xem thêm
Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Đăng vào ngày: 27/03/2025

Mục lục bài viết1. Khái niệm quyền tác giả2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?5. Bảo hộ quyền tác giả…

Xem thêm
Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Đăng vào ngày: 25/03/2025

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc…

Xem thêm