Trang chủ » Blog » Quyền khiếu nại của chủ sở hữu về việc đăng ký nhãn hiệu

Quyền khiếu nại của chủ sở hữu về việc đăng ký nhãn hiệu

14/01/2024 - 220

Thblaw.com.vn

-

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu do cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý…

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu do cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.

Khiếu nại nhãn hiệu lần đầu được thực hiện trong vòng 90 ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu.

Khiếu nại nhãn hiệu lần thứ hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến nhãn hiệu (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

  • Hồ sơ khiếu nại nhãn hiệu

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan

  • Trình tự thủ tục khiếu nại nhãn hiệu

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định/thông báo giải quyết thủ tục liên quan đến nhãn hiệu, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự thủ tục luật định, cụ thể như sau:

Để thực hiện khiếu nại nhãn hiệu, người khiếu nại cần nắm rõ các quy định về nơi nộp đơn khiếu nại, hồ sơ cần có để thực hiện việc khiếu nại như sau:

– Cách thức thực hiện

  • Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Nộp hồ sơ Qua dịch vụ bưu chính

– Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

  • Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;
  • Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);
  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

+ Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục khiếu nại đăng ký nhãn hiệu và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

Đăng vào ngày: 28/03/2025

Contents1 2 1. Khái niệm và điểm giống nhau3 2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường 1. Khái niệm và điểm giống nhau Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt  hàng…

Xem thêm
Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Đăng vào ngày: 22/03/2025

Contents1 Nhãn hiệu nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng biết đến và phải đáp ứng rất nhiều điều kiện để được công nhận. Do có lợi ích kinh tế cao nên nhãn hiệu nổi tiếng thường bị sử dụng trái phép.2 Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí…

Xem thêm
Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 28/02/2025

Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ…

Xem thêm
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…

Xem thêm