Trang chủ » Blog » Phân loại tài sản trí tuệ

Phân loại tài sản trí tuệ

06/03/2024 - 164

Thblaw.com.vn

-

Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động, sáng tạo trí tuệ của con người  trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất…

Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động, sáng tạo trí tuệ của con người  trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Ví dụ: giá trị thương hiệu là một loại tài sản trí tuệ, chủ sở hữu có thể thu lời từ thương hiệu nhưng lại không thể sờ thấy, nhìn thấy nó. 

Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…

  • Đặc điểm của tài sản trí tuệ:

Tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này được hiểu là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền. Ở nghĩa rộng hơn nữa, tài sản trí tuệ còn được hiểu là bất kỳ tri thức nào có giá trị do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ, dù được pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thông thường.

Về bản chất, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình bởi nó tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức, có khả năng lan truyền vô tận và nhiều người có thể cùng độc lập chiếm giữ và sử dụng. 

Tài sản trí tuệ có một số đặc tính cơ bản và một số đặc tính riêng biệt như sau:

  • Tính sáng tạo và đổi mới: Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển bởi nó được tạo ra dựa trên nền tảng hoạt động sáng tạo và đổi mới không ngừng, có tính kế thừa của tư duy và trí tuệ con người
  • Tính có khả năng sinh lời: Mặc dù vô hình nhưng tài  sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường
  • Tính có khả năng kiểm soát được: tài sản trí tuệ chịu sự kiểm soát và tác động của con người thông qua các hành vi có chủ đích như sáng tạo, khai thác, sử dụng, mua bán… nhằm tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh thần của tài sản
  • Tính khấu hao không đồng đều: Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở thời điểm sau đó. 
  • Tính dễ bị xâm phạm: Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, ví dụ một tác phẩm văn học có thể bị sao chép thành nhiều bản, chất lượng thông tin của bản sao tương đương với chất lượng thông tin của bản gốc. Bên cạnh đó, việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. 
  • Phân loại tài sản trí tuệ

Theo nguồn gốc phát sinh gồm 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp..)
  • Nhóm 2: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo kinh doanh, thương mại (bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý..)
  • Nhóm 3: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả…)

Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả không?

Ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả không?

Đăng vào ngày: 26/03/2025

Các tác phẩm sáng tạo được hình thành dựa trên các ý tưởng sáng tạo. Việc bảo hộ các tác phẩm sáng tạo là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả hay không? 1. Ý tưởng là…

Xem thêm
Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Đăng vào ngày: 25/03/2025

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc…

Xem thêm
Có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ý tưởng kinh doanh được không?

Có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ý tưởng kinh doanh được không?

Đăng vào ngày: 24/03/2025

Ý tưởng kinh doanh là một khái niệm, dự án hoặc concept mà người sáng lập sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị và tiềm năng sinh lời. Đây là một ý kiến hoặc cách tiếp cận độc đáo cho một vấn đề hoặc nhu cầu trong thị trường…

Xem thêm
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Đăng vào ngày: 11/03/2025

Mục lục bài viếtĐơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu nào? Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài…

Xem thêm