Trang chủ » Blog » Nên đăng ký nhãn hiệu bằng tên công ty hay cá nhân ?

Nên đăng ký nhãn hiệu bằng tên công ty hay cá nhân ?

12/08/2024 - 180

Thblaw.com.vn

-

Đăng ký nhãn hiệu là quyền lợi của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên thị trường. Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ sở hữu nhãn hiệu, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân hoặc tên công…

Đăng ký nhãn hiệu là quyền lợi của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên thị trường. Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ sở hữu nhãn hiệu, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân hoặc tên công ty. Việc chủ đơn đăng ký nhãn hiệu lựa chọn đăng ký dưới tư cách cá nhân hoặc tên công ty không ảnh hưởng gì đến các quyền liên quan đến nhãn hiệu.

Căn cứ Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định cụ thể về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó”

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay không giới hạn quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân hay tổ chức. Điều đó có nghĩa là bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Tuy nhiên ở mỗi vị trí lại có những ưu điểm hoặc hạn chế khác nhau, cụ thể:

  • Trường hợp đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân:

Nhãn hiệu cũng được coi là một loại tài sản của doanh nghiệp. Như vậy nếu đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân thì khi thành lập doanh nghiệp, nhãn hiệu có thể coi là một tài sản góp vốn của cá nhân vào doanh nghiệp đó.

Trong trường hợp cá nhân chưa hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp nhưng muốn đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để tránh bị người khác đăng ký trước thì có thể đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân để giữ quyền ưu tiên, sau đó tiến hành thủ tục chuyển nhượng lại nhãn hiệu cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp được góp vốn, tạo thành bởi nhiều thành viên, nhưng nhãn hiệu lại là sự sáng tạo riêng của một thành viên góp vốn nào đó, thì việc đăng ký nhãn hiệu cũng nên để cá nhân đăng ký, sau đó chuyển cho công ty sử dụng.

  • Trường hợp đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách công ty:

Trường hợp công ty muốn sử dụng nhãn hiệu để gắn lên hàng hóa, dịch vụ mình cung cấp thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng mà không cần phải chứng minh tư cách sử dụng với các cơ quan chức năng hoặc tiến hành thủ tục chuyển giao/ chuyển nhượng quyền. Khi đó, việc đăng ký nhãn hiệu với tư cách công ty sẽ thuận lợi hơn, bởi sau khi đăng ký, sẽ không cần phải chuyển nhượng lại nhãn hiệu cho công ty như đối với trường hợp đăng ký với tư cách cá nhân. Việc đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách công ty cũng giúp giải quyết bài toán về chia lợi nhuận trong trường hợp công ty có nhiều người cùng góp vốn tạo nên và nhãn hiệu cùng được tạo bởi những người đồng sở hữu này.

Vì vậy, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân hay tên công ty còn tùy thuộc vào mục đích của chủ thể đăng ký nhãn hiệu. Mỗi cách đều có những mặt thuận lợi riêng, cho nên trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần cân nhắc kỹ càng để thuận tiện nhất cho việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký.

Mọi thông tin liên quan đến hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: 

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

Đăng vào ngày: 28/03/2025

Mục lục bài viết1. Khái niệm và điểm giống nhau2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường 1. Khái niệm và điểm giống nhau Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt  hàng…

Xem thêm
Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Đăng vào ngày: 22/03/2025

Mục lục bài viếtNhãn hiệu nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng biết đến và phải đáp ứng rất nhiều điều kiện để được công nhận. Do có lợi ích kinh tế cao nên nhãn hiệu nổi tiếng thường bị sử dụng trái phép.Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu…

Xem thêm
Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 28/02/2025

Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ…

Xem thêm
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…

Xem thêm