Trang chủ » Blog » Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

11/10/2024 - 111

Thblaw.com.vn

-

Mục lục bài viếtTrong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về thuế và phải được nhà nước định danh để đảm bảo tính minh bạch, đúng luật. Điều này liên quan đến hai khái niệm quan trọng: mã số thuế và mã số doanh nghiệp….

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về thuế và phải được nhà nước định danh để đảm bảo tính minh bạch, đúng luật. Điều này liên quan đến hai khái niệm quan trọng: mã số thuế và mã số doanh nghiệp. Dường như chúng có thể dễ dàng gây nhầm lẫn, nhưng thực tế, chúng có sự khác biệt quan trọng mà mỗi chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ để tránh những rắc rối về tài chính và hành vi kinh doanh. Vậy mã số thuế và mã số doanh nghiệp có giống nhau không? 

Theo Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2020, có thể hiểu mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Căn cứ quy định tại Luật Quản lý Thuế năm 2019 thì có thể hiểu mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Trong đó:

– Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

– Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;

– Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;

– Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;

– Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông không?

Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông không?

Đăng vào ngày: 10/03/2025

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà mình đang nắm giữ cho người khác có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển…

Xem thêm
Mức vốn tối thiểu để thành lập một doanh nghiệp là bao nhiêu ?

Mức vốn tối thiểu để thành lập một doanh nghiệp là bao nhiêu ?

Đăng vào ngày: 07/03/2025

Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là số tiền ít nhất mà một tổ chức hoặc cá nhân cần có để thành lập và hoạt động doanh nghiệp hợp pháp trong một ngành kinh doanh cụ thể. Mức vốn tối thiểu được xác định nhằm đảm bảo sự ổn định và bảo…

Xem thêm
Công ty cổ phần thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài có phải thông báo hay không?

Công ty cổ phần thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài có phải thông báo hay không?

Đăng vào ngày: 05/03/2025

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau: Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay…

Xem thêm
Đối với công ty hợp danh thì thành viên tham gia thành lập phải là ai?

Đối với công ty hợp danh thì thành viên tham gia thành lập phải là ai?

Đăng vào ngày: 03/03/2025

Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: Điều 177. Công ty hợp danh 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi…

Xem thêm