Trang chủ » Blog » Định giá tài sản góp vốn

Định giá tài sản góp vốn

07/03/2023 - 202

Thblaw.com.vn

-

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Việc góp vốn  được tạo nên trên cơ sở thỏa thuận giữa thành viên góp vốn và…

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Việc góp vốn  được tạo nên trên cơ sở thỏa thuận giữa thành viên góp vốn và công ty.

  • Khái niệm tài sản góp vốn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 : “ Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.” 

Như vậy, tài sản dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các tài sản là Đồng Việt Nam hoặc tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam được gọi là tài sản góp vốn. Chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp mới được sử dụng tài sản đó vào mục đích góp vốn.

  • Định giá tài sản góp vốn

Việc định giá tài sản góp vốn  được quy định khá đầy đủ và chi tiết tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể : 

–  Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

–  Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

–  Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Như vậy, việc định giá tài sản góp vốn phải được định giá tài sản đúng với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn và trong quá trình hoạt động và được thể hiện bằng Đồng Việt Nam. Nếu tài sản góp vốn đực định giá cao hơn giá tri thực tế của tài sản góp vốn thì hậu quả của việc định giá cao hơn đó sẽ do những người có trách nhiệm liên quan gánh vác và được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả không?

Ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả không?

Đăng vào ngày: 26/03/2025

Các tác phẩm sáng tạo được hình thành dựa trên các ý tưởng sáng tạo. Việc bảo hộ các tác phẩm sáng tạo là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả hay không? 1. Ý tưởng là…

Xem thêm
Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Đăng vào ngày: 25/03/2025

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc…

Xem thêm
Có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ý tưởng kinh doanh được không?

Có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ý tưởng kinh doanh được không?

Đăng vào ngày: 24/03/2025

Ý tưởng kinh doanh là một khái niệm, dự án hoặc concept mà người sáng lập sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị và tiềm năng sinh lời. Đây là một ý kiến hoặc cách tiếp cận độc đáo cho một vấn đề hoặc nhu cầu trong thị trường…

Xem thêm
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Đăng vào ngày: 11/03/2025

Mục lục bài viếtĐơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu nào? Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài…

Xem thêm