Tổng quan về mã số doanh nghiệp
Thblaw.com.vn
-
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nội dung của Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các thông tin như: trụ sở chính của…
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nội dung của Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các thông tin như: trụ sở chính của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, số vốn điều lệ, vốn đầu tư,…thì còn có 1 nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó là mã số doanh nghiệp. Pháp luật quy định thế nào về các vấn đề liên quan đến mã số doanh nghiệp ?

- Khái niệm về mã số doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mã số doanh nghiệp như sau :
“Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.”
- Ý nghĩa mã số doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có 1 mã số doanh nghiệp riêng của mình. Mã số doanh nghiệp này có vai trò dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là mã số thuế của doanh nghiệp.
Mã số này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản). Trường hợp doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi đăng ký thuộc các trường hợp (thay đổi tên, thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi chủ sở hữu) thì mã số doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp vẫn là một.
- Cấu trúc mã số doanh nghiệp
Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về cấu trúc mã số thuế theo đó có 2 cấu trúc mã số thuế bao gồm:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
- Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/01/2025
Đấu thầu là một loại hình rất phổ biến hiện nay như đấu thầu các dự án việc và các chủ thể tham gia có thể là tổ chức, cá nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân có tư cách tham gia đấu thầu được không? Cùng Luật THB sẽ giúp các bạn trả lời những…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 13/01/2025
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Trong số các loại hình doanh nghiệp,…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 30/12/2024
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/12/2024
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…
Xem thêm