Trang chủ » Blog » Chữ ký số doanh nghiệp là gì?

Chữ ký số doanh nghiệp là gì?

08/03/2024 - 48

Thblaw.com.vn

-

Không thể phủ nhận, chữ ký số đã và đang trở thành công cụ phục vụ công việc vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp/cá nhân trong các giao điện tử như kê khai, nộp thuế, BHXH hoặc ký trực tiếp trên các văn bản điện tử, hợp đồng điện tử mà không cần gặp […]

Không thể phủ nhận, chữ ký số đã và đang trở thành công cụ phục vụ công việc vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp/cá nhân trong các giao điện tử như kê khai, nộp thuế, BHXH hoặc ký trực tiếp trên các văn bản điện tử, hợp đồng điện tử mà không cần gặp gỡ hay chuyển phát qua lại. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, chúng ta cần phải nắm chắc những quy định sử dụng chữ ký số doanh nghiệp hiệu quả, an toàn và đúng quy định.

Chữ ký số dành cho doanh nghiệp, tổ chức là chữ ký trên môi trường điện tử, có giá trị pháp lý như con dấu của tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, chữ ký số doanh nghiệp được coi như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động giao dịch qua Internet. Bên cạnh đó, trong Luật doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận con dấu của doanh nghiệp được tồn tại dưới 2 hình thức. Cụ thể: Con dấu của doanh nghiệp được làm ở cơ sở khắc dấu và dấu của doanh nghiệp dưới hình thức của chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Quy định đã chính thức công nhận chữ ký số là con dấu của doanh nghiệp.

Một số thông tin cần có nếu muốn sử dụng chữ ký số dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Tên của tổ chức, doanh nghiệp
  • Số hiệu chứng thư số (Serial number)
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Khóa công khai của chứng thư số
  • Tên của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp
  • Chứng thư số của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Chữ ký số không chỉ giúp thực hiện ký trên các tài liệu điện tử mà còn có giá trị sử dụng vô cùng lớn bởi những lợi ích hữu dụng và thiết thực mà nó mang lại. Vậy cụ thể thì doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì khi sử dụng chữ ký số? 

  • Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin

Quá trình ký số được thực hiện dựa trên công nghệ mã hóa công khai (PKI) và sử dụng thuật toán mã hóa công khai (RSA), theo đó, đảm bảo chỉ có người nhận văn bản đã ký mới có thể mở văn bản chữ ký số. Từ đó, đảm bảo văn bản đã ký điện tử không bị tác động bởi bên thứ 3.

  • Đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử

Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử được coi là cơ sở để khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử có giá trị tương đương với tài liệu giấy. Đây là bởi vì chữ ký số doanh nghiệp sử dụng công nghệ có khả năng đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu điện tử cũng như xác định danh tính của tác giả một cách tuyệt đối.

  • Đảm bảo tính “thật” của văn bản điện tử

Việc tạo ra một chữ ký số khác giống hoàn toàn với chữ ký số đang sử dụng và có khả năng kiểm tra bằng mã hóa công khai gần như là bất khả thi. Hơn nữa, sau khi tài liệu điện tử đã được ký số thì không có cách nào thay đổi được, bởi mọi thay đổi dù lớn hay nhỏ đều sẽ bị phát hiện nhờ công nghệ mã hóa công khai, từ đó dẫn đến bị vô hiệu do không trùng khớp với văn bản gốc.

  • Tiết kiệm thời gian xử lý văn bản hành chính

Không chỉ giúp người dùng ký được trên văn bản điện tử, chữ ký số còn làm giảm thời gian và công sức xử lý giấy tờ cho doanh nghiệp cũng như kế toán. Ngoài ra, ngay cả khi người ký không thể có mặt thì việc ký vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được trên ứng dụng điện thoại với loại chữ ký số sử dụng công nghệ ký từ xa.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Đăng vào ngày: 16/04/2024

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Việc đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là việc làm cần thiết của doanh […]

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp có thực sự quan trọng

Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp có thực sự quan trọng

Đăng vào ngày: 10/04/2024

Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp là thủ tục thật sự cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay hay không? Thủ tục này mang ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp […]

Xem thêm
6 điều cần biết về uỷ quyền doanh nghiệp

6 điều cần biết về uỷ quyền doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 02/04/2024

Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thực hiện ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không chú trọng tính pháp lý của việc ủy quyền thì việc ủy quyền đôi khi sẽ trở nên “vô […]

Xem thêm
Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 19/03/2024

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:  – Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: + Loại hình doanh nghiệp; + Tên riêng. – Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu […]

Xem thêm