Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì?
Thblaw.com.vn
-
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm những nội dung nào? Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên […]
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm những nội dung nào?
Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng vi phạm với các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Thực trạng này không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín và doanh thu mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Vẫn biết là vi phạm nhưng đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy chi phí đầu tư cho việc cải tiến kiểu dáng sản phẩm, cải tiến hình ảnh của sản phẩm được coi là vấn đề khó khăn.
Các xâm phạm kiểu dáng công nghiệp được thực hiện dưới các hình thức sau:
– Thứ nhất, trùng lặp kiểu dáng là sự trùng lặp giữa kiểu dáng vi phạm với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ, đồng thời bản thân sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp vi phạm cũng trùng lặp với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
– Thứ hai, trùng lặp kiểu dáng là sự trùng lặp giữa kiểu dáng vi phạm với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ, đồng thời bản thân sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp vi phạm cùng loại với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
– Thứ ba, sản phẩm vi phạm có kiểu dáng công nghiệp tương tự với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ và sản phẩm vi phạm trùng lặp với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
– Thứ tư, sản phẩm vi phạm có kiểu dáng công nghiệp tương tự với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ và sản phẩm vi phạm cùng loại với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
– Thứ năm, trùng lặp hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là một bộ phận sản phẩm và kiểu dáng công nghiệp vi phạm là kiểu dáng của một sản phẩm trong đó có bộ phận mang kiểu dáng công nghiệp giống hệt hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
– Thứ sáu, tương tự giữa các tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ( đối tượng của quyền tác giả) với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.
Trước tình hình vi phạm ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi, việc bảo vệ quyền kiểu dáng công nghiệp rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp phải là người chủ động trong việc bảo vệ quyền kiểu dáng công nghiệp của mình. Trước hết, doanh nghiệp phải có ý thức đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm do mình sản xuất ra. Tiếp theo, khi đối mặt với hành vi vi phạm quyền kiểu dáng Công nghiệp của mình, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc cần thiết để yêu cầu cơ quan thực thi xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Về phía Nhà nước, cần cải cách bộ máy hành chính và phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cần sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi. Việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài xử lý và xử lý hiệu quả là rất cần thiết. Biện pháp trước mắt là phải tiến hành phổ cập kiến thức về sở hữu trí tuệ cho toàn xã hội :Từ các doanh nghiệp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, đến người dân và đặc biệt là các cán bộ chuyên trách trong xử lý vi phạm.
Vậy đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 89 NĐ65/2023/NĐ-CP quy định thì đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
(2) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
(3) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
(4) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
(5) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
(6) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
(7) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
(8) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);
(9) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
(10) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
(11) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
Lưu ý: Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.
Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải phù hợp với quy định tại Điều 90 NĐ65/2023/NĐ-CP. Theo quy định, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là một trong các loại tài liệu sau đây:
(1) Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
(2) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
Đối với kiểu dáng công nghiệp được đăng ký quốc tế theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản sao quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp, nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao đã được chứng thực theo quy định hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế).
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/09/2024
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vi phạm kiểu dáng công nghiệp là một vấn nạn nhức nhối cần được xử lý nghiêm. Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 19/08/2024
Khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, phân loại kiểu dáng công nghiệp là việc không thể bỏ qua, thậm chí nếu phân loại không chính xác còn bị từ chối đơn đăng ký. Việc tra cứu này là cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng để đánh […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/06/2024
Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 07/11/2023
Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]
Xem thêm