Trang chủ » Blog » Xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội

Xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội

22/03/2024 - 57

Thblaw.com.vn

-

Thực tế, hiện tượng quay lén trích đoạn phim chiếu rạp, phát tán phim trái phép lên mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hành vi này không những làm ảnh hưởng đến trải nghiệm thưởng thức của khán giả mà còn tác động xấu đối với nhà sản xuất như lộ nội […]

Thực tế, hiện tượng quay lén trích đoạn phim chiếu rạp, phát tán phim trái phép lên mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hành vi này không những làm ảnh hưởng đến trải nghiệm thưởng thức của khán giả mà còn tác động xấu đối với nhà sản xuất như lộ nội dung phim, gây ảnh hưởng nặng nề về doanh thu…. Vậy pháp luật quy định thế nào về hành vi này?

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ, phim chiếu rạp là đối tượng quyền tác giả và được bảo hộ theo quy định pháp luật. “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký”.
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Cũng tại Luật này quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.”
Theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; … 

 Do đó, hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vậy pháp luật xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp đưa lên mạng xã hội như thế nào?
a. Về trách nhiệm hành chính:
– Hành vi quay lén trong rạp chiếu phim đã xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình.
– Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép, ghi âm hình như trên.
b. Về trách nhiệm hình sự:
Người có hành vi quay lén trong rạp chiếu phim còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình”.
c. Về trách nhiệm dân sự
Trường hợp chủ sở hữu chứng minh được thiệt hại đã xảy ra do hành vi quay lén và phát tán phim lên mạng xã hội thì người thực hiện hành vi còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh  trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 20/04/2024

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng đang tồn tại rất phổ biến, đa dạng trên thị trường, nhưng thực tế hiện nay, số lượng vụ việc được giải quyết không nhiều. Điều này trực tiếp xâm […]

Xem thêm
Làm lộ bí mật của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định nào

Làm lộ bí mật của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định nào

Đăng vào ngày: 04/03/2024

Căn cứ theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và được xem là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, cụ thể bao gồm các hành vi sau: – Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng […]

Xem thêm
Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

Đăng vào ngày: 07/02/2024

Căn cứ khoản 1 Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định, hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: […]

Xem thêm
Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Đăng vào ngày: 06/01/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia như Anh, Mỹ.  Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại điều […]

Xem thêm