Trang chủ » Blog » Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

21/04/2024 - 213

Thblaw.com.vn

-

Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn với các nhãn hàng bị sao chép mà còn làm […]

Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn với các nhãn hàng bị sao chép mà còn làm mất uy tín, tạo tác động xấu cho thị trường kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu pháp luật quy định và xử phạt thế nào đối với  hành vi đạo nhái này thông qua bài viết dưới đây.

“Thương hiệu” là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến hiện nay, được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị. Do đó, trường hợp này chúng ta cần xác định cụ thể họ có hành vi nhái thương hiệu thì ở đây là nhái nhãn hiệu, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý. 

Theo điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành giải thích, hành vi đạo nhái, chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm  phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được quy định tại bao gồm các hành vi sau:

(1) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

(2) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

(3) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

(4) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo đó, doanh nghiệp nhái thương hiệu (sử dụng trùng hoặc tương tự tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ) là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại, là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

Để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu khỏi các hành vi xâm phạm, pháp luật cũng đã quy định các khung xử phạt hành chính tương đối nặng (căn cứ tại  Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) nhằm ngăn chặn hành vi này  ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường kinh tế cũng như tạo sự cạnh tranh lành mạnh, cụ thể như sau:  

  •  Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
  • Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự tùy theo tính chất mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

___________________________ 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm

Đăng vào ngày: 01/10/2024

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào […]

Xem thêm
Giá trị của nhãn hiệu độc quyền trên thị trường hiện nay

Giá trị của nhãn hiệu độc quyền trên thị trường hiện nay

Đăng vào ngày: 30/09/2024

Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu, logo, thương hiệu đã trở nên rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Tại Việt Nam mỗi năm trung bình có khoảng trên 30.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp […]

Xem thêm
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm những hành vi nào ?

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm những hành vi nào ?

Đăng vào ngày: 28/09/2024

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ, là một tài sản vô hình gắn liền với một loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang trở nên phổ biến hiện nay, với các thủ đoạn ngày càng […]

Xem thêm
Những lĩnh vực nào cần được đăng ký nhãn hiệu độc quyền sớm?

Những lĩnh vực nào cần được đăng ký nhãn hiệu độc quyền sớm?

Đăng vào ngày: 27/09/2024

Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc hết sức quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Có rất nhiều lĩnh vực cần được đăng ký nhãn hiệu độc quyền từ sớm để giảm thiểu các rủi ro. Những kiến thức dưới đây sẽ giúp […]

Xem thêm