Trang chủ » Blog » Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

25/05/2024 - 68

Thblaw.com.vn

-

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể gây nên những tổn hại […]

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể gây nên những tổn hại lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và/hoặc của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan. Để việc kiểm soát các thỏa thuận này có hiệu quả, cần phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp xử lý vi phạm luôn đóng vai trò quan trọng. Vấn đề đặt ra là, xử lý các vi phạm pháp luật về kiểm soát có thể sử dụng những công cụ nào và xác định mối tương quan giữa các biện pháp này, để thiết kế cách thức kiểm soát phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Cùng THB tìm hiểu tại bài viết dưới đây:

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về tác động hạn chế cạnh tranh, “ là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.”

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 11 Luật này, cụ thể như sau:

– Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

– Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

– Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

– Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

– Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

– Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

– Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Bởi lẽ đây là một trong những hành vi gây ra nhiều hệ quả xấu cho môi trường cạnh tranh và quyền lợi người dùng, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam xét về mặt lý thuyết luôn bị xử lý rất nghiêm khắc. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị xử phạt theo một trong hai hình thức:

 (i) Cảnh cáo

 và (ii) Phạt tiền.

 Mức phạt tiền đối với các thỏa thuận này có thể tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Trên cơ sở đó, theo quy định của Thỏa thuận ấn định giá dịch vụ trực tiếp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thì bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:

“Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định

  1. Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.”

Và căn cứ theo khoản 1, khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:

“Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh

  1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

  1. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.”

Như vậy, thỏa thuận ấn định giá dịch vụ trực tiếp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thì bị phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận này.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh đó, tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.

Và mức phạt này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Ngoài mức tối đa 10% tổng doanh thu của năm liền kề trước đó, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh còn bị khống chế ở mức thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Theo quy định của khoản 4 Điều 217 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, các pháp nhân thương mại vi phạm các quy định về cạnh tranh sẽ chịu một trong các hình thức chế tài sau đây:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

___________________________ 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 13/07/2024

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng và cách thức ngày càng tinh vi. Đã có không ít những doanh nghiệp phải chật vật trong việc đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu hay […]

Xem thêm
Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Đăng vào ngày: 08/06/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia như Anh, Mỹ.  Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại điều […]

Xem thêm
Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Đăng vào ngày: 07/06/2024

Thực trạng xâm phạm quyền tác giả (dù là cố tình hay vô ý) hiện nay đối với tất cả các thể loại tác phẩm, dù là tác phẩm khoa học hay tác phẩm nghệ thuật đều diễn ra rất nhiều. Do vậy, việc nắm được quy định về việc xử lý hành vi xâm […]

Xem thêm
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Đăng vào ngày: 21/05/2024

Trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữ vai trò là động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nó có thể tạo động lực và điều kiện cho các chủ thể kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với đó là […]

Xem thêm