Trang chủ » Blog » Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như thế nào ?

Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như thế nào ?

26/12/2022 - 123

Thblaw.com.vn

-

Nhãn hiệu giữ vị trí quan trọng trong việc thể hiện uy tín, đánh dấu tên tuổi của một doanh nghiệp. Thực tế, nhãn hiệu là lăng kính để người tiêu dùng phân biệt, đánh giá hàng hoá của các doanh nghiệp, tổ chức.  Tuy nhiên, một nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng có […]

Nhãn hiệu giữ vị trí quan trọng trong việc thể hiện uy tín, đánh dấu tên tuổi của một doanh nghiệp. Thực tế, nhãn hiệu là lăng kính để người tiêu dùng phân biệt, đánh giá hàng hoá của các doanh nghiệp, tổ chức. 

Tuy nhiên, một nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng có khả năng bị các đối tượng xấu xâm phạm. Hiện nay đã có không ít những trường hợp xâm phạm nhãn hiệu đã xảy ra. Thậm chí, đây còn là một hiện tượng phổ biến. Nó ảnh hưởng đến thị trường nói chung và các cá nhân, tổ chức nói riêng với một chiều hướng tiêu cực.

Vậy các hành vi như nào thì bị coi là xâm phạm? Và đã có những biện pháp xử lý nào đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu? 

Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

“1.Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Khi nhãn hiệu của mình có dấu hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu có thể tuỳ vào mức độ cũng như hành vi của bên xâm phạm để áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. 

1.Gửi thư khuyến cáo cho bên vi phạm

Đầu tiên, chủ sở hữu có thể lựa chọn cách thương lượng bằng cách gửi thư thông báo cho bên vi phạm. Nội dung bản thông báo này thể hiện căn cứ pháp lý, văn bằng bảo hộ, thời hạn bảo hộ,…cho thấy bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền của nhãn hiệu. Đồng thời yêu cầu cá nhân, tổ chức ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.

Hoặc khi nhận thấy mức độ xâm phạm quá lớn, chủ sở hữu có thể liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trợ giúp. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu được phân cấp theo quy định tại Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019:

“1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2.Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.”

2. Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được ứng dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hay của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra, kể cả lúc hành vi đấy đã hoặc đang bị xử lý bằng giải pháp hành chính hay phương thức hình sự. Các biện pháp dân sự được áp dụng theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

“Điều 202. Các biện pháp dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

3. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm cũng như những cách thức khắc phục hậu quả được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản pháp luật có liên quan.

4. Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong tình trạng hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 226 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về xử lý hình sự hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau: Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam thuộc các đối tượng sau thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

   Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan

Đăng vào ngày: 22/04/2024

Sau khi thực hiện nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu có hợp lệ về hình thức hay không trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp […]

Xem thêm
Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Đăng vào ngày: 21/04/2024

Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn với các nhãn hàng bị sao chép mà còn làm […]

Xem thêm
Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh  trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 20/04/2024

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng đang tồn tại rất phổ biến, đa dạng trên thị trường, nhưng thực tế hiện nay, số lượng vụ việc được giải quyết không nhiều. Điều này trực tiếp xâm […]

Xem thêm
Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Đăng vào ngày: 05/04/2024

Hàng hóa bắt buộc có gắn nhãn nhằm mục đích ghi nhận xuất xứ và phân biệt các loại hàng hóa với nhau. Vậy những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa? Cách ghi nhãn hàng hóa như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, THB sẽ giải đáp vấn đề […]

Xem thêm