Trang chủ » Blog » Xu hướng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Xu hướng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

03/01/2024 - 59

Thblaw.com.vn

-

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện bên […]

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

Có 04 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản:

  •  Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;
  •  Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;
  •  Nhượng quyền có tham gia quản lý;
  •  Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Để nhượng quyền thành công cần phải xem xét nhiều yếu tố nhưng nói riêng về mặt pháp lý thì cần phải đảm bảo:

  •  Có đăng ký kinh doanh;
  •  Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  •  Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.

Theo đó, để việc nhượng quyền không gặp khó khăn thì cần phải đáp ứng đủ 03 yếu tố nêu trên – nếu thiếu dù 01 trong những yếu tố này thì rủi ro pháp lý gặp phải là rất lớn.

– Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền gặp lỗi như:

+ Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy về bản chất khi chưa được cấp văn bằng (sau 18 – 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhân chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu này. Nếu chưa có quyền sở hữu thì không thể định đoạt hay sử dụng.

+ Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Việt Nam theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì vậy thì việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới

– Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.

– Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Trường hợp bạn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu:

  • Chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu được độc quyền sử dụng chúng trong thời gian bảo hộ được quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu đang trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu cho phép.
  • Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này thì bạn phải có văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu bạn sáng lập. Khi đó bạn mới đủ điều kiện để nhượng quyền thương hiệu cho người khác.

  • Đối với về vấn đề đăng ký kinh doanh:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh cũng quy định như sau:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Theo đó, điều kiện và thủ tục nhượng quyền thương mại mà bạn cần tìm hiểu như bên trên. Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm
Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Đăng vào ngày: 29/04/2024

Thuật ngữ “Thương mại” theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005 là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hoạt động thương mại mang lại cho chủ sở […]

Xem thêm
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Đăng vào ngày: 26/04/2024

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi và tài sản trí óc của chúng ta. Để ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài sản trí tuệ đó với mục đích cá nhân hay thương mại riêng, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các […]

Xem thêm
Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Đăng vào ngày: 25/04/2024

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]

Xem thêm