Xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Thblaw.com.vn
-
Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại quyền độc quyền mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại và hỗ trợ chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, xác định tính mới là một bước quan trọng, đảm bảo kiểu dáng được…
Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại quyền độc quyền mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại và hỗ trợ chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, xác định tính mới là một bước quan trọng, đảm bảo kiểu dáng được bảo hộ tối ưu, ngăn chặn nguy cơ sao chép và cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết này, cùng THB Law đi tìm hiểu về tính mới kiểu dáng công nghiệp nhé!
Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung năm 2022) như sau: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này”.

Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ đảm bảo sự độc quyền mà còn giúp tăng cường giá trị thương mại và hỗ trợ tiếp thị doanh nghiệp. Xác định tính mới là bước quan trọng để đảm bảo kiểu dáng được bảo hộ một cách hiệu quả, tránh bị sao chép và cạnh tranh không lành mạnh.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi nào?
Căn cứ tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng ba điều kiện sau: Có tính mới; Có tính sáng tạo và Có khả năng áp dụng công nghiệp. Theo đó, kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt và sự thu hút, hấp dẫn cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Vì thế việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bảo vệ cho sản phẩm của mình trước hành vi sử dụng trái phép (sao chép, đạo nhái, bắt chước,…) từ bên thứ ba; từ đó đem lại lợi nhuận về kinh tế từ việc độc quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm mang kiểu dáng của mình. Đồng thời khi một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, không chỉ chủ sở hữu mà khách hàng cũng nhận được lợi ích bằng cách thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng và thực hành thương mại trung thực, khuyến khích sáng tạo và xúc tiến các sản phẩm hấp dẫn về mặt thẩm mĩ.
Xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Theo Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên dưới các hình thức bằng văn bản; hoặc bất kỳ hình thức nào khác.
Vậy xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp thế nào? Theo khoản 2 Điều 65 Luật Sở hữu tri tuệ, hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. Trong đó, kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được xác định khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Kiểu dáng phải mang đặc điểm độc đáo, có sự khác biệt rõ rệt so với các kiểu dáng đã biết. Sự khác biệt này có thể thể hiện qua hình dáng, đường nét, hoa văn, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó, và không được tìm thấy trong các nguồn thông tin bắt buộc phải tra cứu. Việc đánh giá tính mới được thực hiện thông qua so sánh tổng thể hình thức bên ngoài của sản phẩm bằng mắt thường với các kiểu dáng đã được công bố hoặc đăng ký trước đó.
- Kiểu dáng sẽ không được coi là mới nếu đã bị công khai trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc trước ngày hưởng quyền ưu tiên (nếu có). Việc công khai có thể dưới bất kỳ hình thức nào như sử dụng trong sản xuất, kinh doanh; mô tả trong sách, báo, tài liệu; công bố trên internet, phương tiện truyền thông; hoặc trưng bày tại triển lãm.
Tuy nhiên, một kiểu dáng công nghiệp vẫn có thể được coi là có tính mới nếu được công bố công khai nhưng thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ dưới đây, với điều kiện là đơn đăng ký được nộp trong vòng 06 tháng kể từ ngày công bố:
- Kiểu dáng bị người khác công bố trái phép, không có sự đồng ý của người có quyền đăng ký;
- Kiểu dáng được chính người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- Kiểu dáng được trưng bày tại triển lãm quốc gia do Việt Nam tổ chức, hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức hay được công nhận là chính thức
Lời kết
Qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ kiểu dáng công nghiệp là gì và cách xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp rồi đúng không nào. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vụ uy tín cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ hay tố tụng thì Liên Hệ Ngay với THB Law để đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn giúp bạn. Đừng quên theo dõi THB Law để biết nhiều kiến thức về luật Việt Nam nhé!
Xem thêm: Chủ sở hữu kiểu sáng công nghiệp là gì?
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 22/05/2025
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng là bao lâu? Cùng…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả” nhiều khi vẫn được gọi là “bản quyền” và hai khái niệm này thường được hiểu là tương đương nhau, không có sự phân biệt rõ ràng. Dù đều dùng để chỉ các quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu đối…
Xem thêm