Trang chủ » Blog » Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

09/05/2025 - 5

Thblaw.com.vn

-

Việc đăng ký sáng chế có thể mang lại lợi thế cạnh tranh vượt bậc cho hàng hóa và dịch vụ. Do đó, cần đảm bảo rằng mỗi sáng chế khi ra mắt thị trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được bảo hộ một cách hiệu quả. Vậy đăng ký sáng…

Việc đăng ký sáng chế có thể mang lại lợi thế cạnh tranh vượt bậc cho hàng hóa và dịch vụ. Do đó, cần đảm bảo rằng mỗi sáng chế khi ra mắt thị trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được bảo hộ một cách hiệu quả. Vậy đăng ký sáng chế là gìthủ tục đăng ký bản quyền sáng chế như thế nào? Cùng THB Law đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Đăng ký sáng chế là gì?

Đăng ký sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, được tạo ra nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật này bao gồm tập hợp thông tin về phương pháp và/hoặc phương tiện kỹ thuật được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ xác định.

đăng ký sáng chế là gì

Doanh nghiệp tư nhân có quyền đăng ký sáng chế khi doanh nghiệp là bên đầu tư kinh phí và phương tiện vật chất cho tác giả thông qua hình thức giao việc hoặc thuê việc. Tuy nhiên, quyền đăng ký sáng chế có thể được điều chỉnh nếu giữa các bên có thỏa thuận khác, với điều kiện thỏa thuận đó không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.

Trong trường hợp sáng chế được tạo ra bởi sự hợp tác giữa doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hoặc cá nhân khác, hoặc có sự đầu tư chung để tạo ra sáng chế, thì quyền đăng ký sáng chế thuộc về tất cả các bên liên quan. Việc đăng ký chỉ được thực hiện khi có sự đồng thuận của toàn bộ các bên đồng sở hữu sáng chế.

Điều kiện đăng ký bản quyền sáng chế

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì doanh nghiệp tư nhân cần chú ý đối tượng đăng ký phải đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
  • Bị bộc lộ trong đơn đăng ký bảo hộ sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế đó.

điều kiện đăng ký bản quyền sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân muốn được bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì đối tượng đăng ký không phải là hiểu biết thông thường và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm những gì?

hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm

(1) Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

(2) Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (01 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

(3) Bản tóm tắt sáng chế (01 bản);

(4) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;

(5) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT);

(6) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;

(7) Giấy ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

(8) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

* Đối với đơn đăng ký sáng chế mật ngoài các tài liệu nêu trên, người nộp đơn cần nộp văn bản xác nhận đối tượng đăng ký trong đơn là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Cách thức thực hiện đăng ký bản quyền sáng chế

– Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;

* Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy về Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thời hạn giải quyết

Theo Điều 110, Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ, kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:

Thẩm định hình thức: 01 tháng

Công bố đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích:

Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;

Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn. Để được công bố sớm, chủ đơn cần có Văn bản yêu cầu công bố sớm, trong đó nêu rõ lý do cần công bố sớm. Yêu cầu công bố sớm không phải nộp phí, lệ phí.

Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi cấp bằng sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Đối tượng không được bảo hộ sáng chế

Theo quy định tại Điều 59 của Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:

  • Các phát minh, lý thuyết khoa học và phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp dùng để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, chơi trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Các giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ;
  • Các giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật có bản chất chủ yếu là sinh học, không thuộc quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho người và động vật.

Lời kết

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ đăng ký sáng chế là gì, hồ sơ và điều kiện để đăng ký sáng chế rồi phải không nào. Quý độc giả nếu cần tư vấn thêm về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến sở hữu trí tuệ, xin vui lòng liên hệ qua số Hotline 0836383322 để nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ của THB Law.

Bài viết liên quan
Thủ tục, chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam

Thủ tục, chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam

Đăng vào ngày: 09/05/2025

Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền? Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cùng THB Law đi tìm hiểu bản quyền thương hiệu là gì và chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu là bao nhiêu…

Xem thêm
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm mới nhất

Đăng vào ngày: 09/05/2025

Để có thể hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ con người và máy móc hợp tác với nhau tạo nên những hoạt động hài hoà hay thậm chí máy móc sẽ dần thay thế đi vai trò của con người trong các hoạt động sản xuất vì thế các ngành như công nghệ…

Xem thêm
Thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

Đăng vào ngày: 09/05/2025

Logo là biểu tượng độc đáo, được thiết kế riêng để đại diện cho thương hiệu, giúp định hình và khẳng định sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo vị thế trên thị trường, logo còn…

Xem thêm
Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Đăng vào ngày: 08/05/2025

Chỉ dẫn địa lý đang là một trong các yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm, Đối với các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu…, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và địa phương quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn…

Xem thêm