Trang chủ » Blog » Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

15/05/2025 - 21

Thblaw.com.vn

-

Trong thời đại mà sáng tạo được xem là yếu tố then chốt, mỗi sản phẩm bạn tạo ra đều là kết quả của sự đầu tư nghiêm túc về ý tưởng, công sức và tài chính. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nguy cơ sản phẩm bị sao chép, sử dụng trái phép…

Trong thời đại mà sáng tạo được xem là yếu tố then chốt, mỗi sản phẩm bạn tạo ra đều là kết quả của sự đầu tư nghiêm túc về ý tưởng, công sức và tài chính. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nguy cơ sản phẩm bị sao chép, sử dụng trái phép hoặc phát sinh tranh chấp quyền sở hữu ngày càng phổ biến. Nếu không có các biện pháp bảo vệ hiệu quả, bạn có thể đánh mất cả uy tín lẫn giá trị thương mại mà sản phẩm mang lại. Trong bài viết này, cùng THB Law đi tìm hiểu về chủ đề đăng ký bản quyền sản phẩm nhé!

Đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?

Đăng ký bản quyền sản phẩm là thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc Cục Bản quyền tác giả, nhằm xác lập quyền sở hữu hợp pháp cho cá nhân, tổ chức đối với sản phẩm do chính họ sáng tạo.

Việc đăng ký bản quyền sản phẩm không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu mà còn mang đến nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để sản phẩm được bảo hộ toàn diện, việc hiểu rõ các quy định và thủ tục đăng ký là điều vô cùng cần thiết. Với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp từ THB Law, bạn sẽ được đồng hành và hướng dẫn thực hiện toàn bộ quy trình một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm nhất.

đăng ký bản quyền sản phẩm

Sản phẩm đủ điều kiện đăng ký bản quyền phải được tạo ra độc lập, không sao chép, không trùng lặp và thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người sáng tạo mà còn góp phần thúc đẩy đổi mới, thương mại hóa sản phẩm một cách an toàn, hiệu quả trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Các hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm

Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức đăng ký sở hữu công nghiệp

  • Hình thức bên ngoài của sản phẩm như hình dáng và bao bì, có thể đăng ký dưới dạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng sản phẩm) để bảo vệ nét đặc trưng và thiết kế độc đáo của sản phẩm.
  • Tên gọi, biểu trưng của sản phẩm có thể được đăng ký dưới dạng đăng ký thương hiệu, bao gồm nhãn hiệu và logo. Ví dụ, nhãn hiệu OMO có thể được đăng ký để bảo vệ danh tiếng và uy tín của sản phẩm bột giặt.
  • Kỹ thuật và công thức sáng tạo để tạo ra sản phẩm có thể được đăng ký dưới hình thức đăng ký sáng chế, giúp bảo vệ quy trình sản xuất hoặc công nghệ đặc biệt đằng sau sản phẩm.

Qua các hình thức đăng ký này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng sản phẩm của mình được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả trước sự sao chép và cạnh tranh trên thị trường.

Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức đăng ký quyền tác giả

  • Bài hát có thể được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc, giúp bảo vệ quyền lợi của những người sáng tác;
  • Logo có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, đặt nền tảng cho sự phát triển và nhận diện thương hiệu;
  • Tập thơ, sách, truyện, giáo trình, ý tưởng có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm viết, đảm bảo quyền tác giả và ngăn chặn việc sao chép trái phép;
  • Phần mềm có thể đăng ký dưới hình thức chương trình máy tính, bảo vệ quyền sở hữu và khuyến khích sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ;
  • Bản vẽ thiết kế công trình có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm kiến trúc, đặt ra quyền lợi và độc quyền trong lĩnh vực thiết kế;
  • Video, phim truyện có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm ghi âm, ghi hình nhằm bảo vệ quyền sáng tạo và sự độc đáo trong ngành công nghiệp giải trí

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm

Mỗi hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ có thành phần nội dung hồ sơ khác nhau. Chính vì vậy, tác giả cần xác định được loại hình thức đăng ký bản quyền để khai thông tin chính xác. Tương ứng với từng hình thức sản phẩm mà chủ thể sẽ chuẩn bị những giấy tờ phù hợp. Cụ thể như:

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức nhãn hiệu

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định (02 bản).
  • Giấy ủy quyền (trường hợp người đăng ký được tác giả ủy quyền).
  • Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (Nếu người đăng ký là cá nhân nước ngoài).
  • Các chứng từ xác minh lệ phí đăng ký bản quyền sản phẩm.
  • Mẫu sản phẩm nhãn hiệu đăng ký.
  • Các giấy tờ liên quan khác: CCCD/CMND/Đăng ký kinh doanh của tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định (02 bản).
  • Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền.
  • Bản mô tả kiểu dáng sản phẩm bao gồm yêu cầu bảo hộ.
  • Bộ ảnh chụp chi tiết sản phẩm, bao gồm 7 ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau và tổng thể.
  • Thông tin của tác giả, chủ sở hữu bao gồm: CCCD/CMND/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Các chứng từ minh chứng xác thực lệ phí đã nộp.

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức sáng chế

  • Tờ khai đăng ký sáng chế theo quy định (02 bản).
  • Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền.
  • Bản mô tả ý kiến sáng chế kèm theo hình vẽ nếu có.
  • Yêu cầu bảo hộ sáng chế.
  • Các chứng từ minh chứng xác thực lệ phí đã nộp.

Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện qua các bước cơ bản như sau:

thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký bản quyền

Tùy thuộc vào loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể chọn hình thức sở hữu công nghiệp phù hợp để đăng ký bản quyền, bao gồm:

– Đăng ký kiểu dáng sản phẩm

– Đăng ký sáng chế

– Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo)

– Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

Tương ứng với mỗi loại sản phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ phù hợp, cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định (02 bản)

– Giấy ủy quyền (nếu có)

– Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (đối với cá nhân nước ngoài)

– Chứng từ lệ phí đăng ký

– Mẫu nhãn hiệu

– Các giấy tờ khác: CCCD/CMND/Đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký

Mỗi loại sản phẩm có cơ quan thẩm định riêng. Doanh nghiệp cần xác định đúng đối tượng và cơ quan nộp hồ sơ, ví dụ: Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Cục Bản quyền tác giả.

Bước 4: Theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi nộp

Sau khi nộp, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ. Có thể yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc sửa chữa thiếu sót. Doanh nghiệp cần theo dõi và chuẩn bị bổ sung kịp thời.

Bước 5: Nộp phí và nhận giấy chứng nhận

Nếu sản phẩm đủ điều kiện bảo hộ, doanh nghiệp sẽ nộp phí để nhận văn bằng bảo hộ trong vòng 2-3 tháng.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền ý tưởng

Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm trong bao lâu?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ phụ thuộc vào từng hình thức. Cụ thể như:

Thời gian đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới hình thức tác giả

  • Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm của hình thức này là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và được cơ quan phê duyệt.

Thời gian đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới hình thức sở hữu công nghiệp

  • Thời gian thẩm định kéo dài từ 01 – 02 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn đăng ký của khách hàng trong thời hạn 02 tháng tính từ ngày hồ sơ hợp lệ.
  • Quá trình thẩm định kéo dài từ 13 – 15 tháng kể từ ngày công bố với hình thức đăng ký nhãn hiệu, 08 – 12 tháng với hình thức kiểu dáng công nghiệp và 24 – 28 tháng với hình thức sáng chế.

Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền, tùy theo từng loại hình đăng ký cụ thể. Dưới đây là thông tin chi tiết về các cơ quan đăng ký bản quyền sản phẩm:

Đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ

Cục Sở hữu Trí tuệ chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp như: nhãn hiệu (logo/thương hiệu), sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,… Thông tin liên hệ của Cục tại ba thành phố lớn như sau:

Trụ sở chính tại Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3858 306

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (08) 3920 8483 – 3920 8485
  • Fax: (08) 3920 8486

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng:

  • Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511.3889955; Di động: 0903502566
  • Fax: (0511) 3889977

Đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền Tác giả

Cục Bản quyền Tác giả phụ trách đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan đối với các loại hình tác phẩm như: văn học, âm nhạc, chương trình máy tính, mỹ thuật ứng dụng,… Thông tin liên hệ của Cục tại ba thành phố như sau:

Phòng Thông tin Quyền tác giả – Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3823 6908

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.39 308 086

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng:

  • Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3 606 967

Lời kết

Bài viết trên là những thông tin chi tiết về quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm mà THN Law đã tổng hợp và gửi tới quý bạn đọc. Có thể khẳng định rằng, đây là một thủ tục hành chính vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền, hãy Liên Hệ Ngay với THB Law để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất!

Xem thêm: Đăng ký bản quyền là gì?

Bài viết liên quan
Xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Đăng vào ngày: 23/05/2025

Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại quyền độc quyền mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại và hỗ trợ chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, xác định tính mới là một bước quan trọng, đảm bảo kiểu dáng được…

Xem thêm
Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả

Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả

Đăng vào ngày: 22/05/2025

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật…

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?

Đăng vào ngày: 21/05/2025

Quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng là bao lâu? Cùng…

Xem thêm
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Đăng vào ngày: 21/05/2025

Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…

Xem thêm