Thủ tục, chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam
Thblaw.com.vn
-
Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền? Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cùng THB Law đi tìm hiểu bản quyền thương hiệu là gì và chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu là bao nhiêu…
Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền? Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cùng THB Law đi tìm hiểu bản quyền thương hiệu là gì và chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu là bao nhiêu trong bài viết dưới đây nhé!
Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì?
Thương hiệu và nhãn hiệu là những tài sản quý giá mà doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và chi phí để xây dựng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại chỉ chú trọng phát triển thương hiệu mà bỏ quên việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ – một bước quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý và độc quyền cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Nhưng đây là quyền mà cá nhân, tổ chức được sử dụng để được pháp luật bảo vệ trước những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Việc không đăng ký bảo hộ có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng, như tranh chấp quyền sở hữu hoặc thậm chí bị đối thủ chiếm đoạt thương hiệu – điều đã từng xảy ra với không ít doanh nghiệp. Đây là một thực trạng đáng báo động, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt hiện nay.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm giấy tờ nào?
Căn cứ tại khoản 7.1 mục 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bố sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thì tài liệu tối thiểu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “đơn”) nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và quy định cụ thể sau đây:
*Đối với đơn nhãn hiệu, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm:
– Tờ khai đăng ký;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký;
+ Cụ thể: đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (phải có trong tờ khai).
+ Văn bản của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại khoản 37.7.a Thông tư 01/2007/TTBKHCN sửa đổi bởi điểm h khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT/BKHCN (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
* Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 7.1.a trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu
Lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu được quy định chi tiết theo biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BKHCN Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 VNĐ (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 VNĐ/1 nhóm).
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
Thực tế, chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ không có mức cố định, bởi lẻ chi phí nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân muốn đăng ký bảo hộ.
Lời kết
Qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ bản quyền thương hiệu là gì và lệ phí đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu rồi đúng không nào. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về luật tố tụng hay quyền sở hữu trí tuệ, hãy Liên Hệ Ngay với THB Law qua số Hotline 0836383322 để đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn chi giúp bạn.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Để có thể hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ con người và máy móc hợp tác với nhau tạo nên những hoạt động hài hoà hay thậm chí máy móc sẽ dần thay thế đi vai trò của con người trong các hoạt động sản xuất vì thế các ngành như công nghệ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Logo là biểu tượng độc đáo, được thiết kế riêng để đại diện cho thương hiệu, giúp định hình và khẳng định sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo vị thế trên thị trường, logo còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Việc đăng ký sáng chế có thể mang lại lợi thế cạnh tranh vượt bậc cho hàng hóa và dịch vụ. Do đó, cần đảm bảo rằng mỗi sáng chế khi ra mắt thị trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được bảo hộ một cách hiệu quả. Vậy đăng ký sáng…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 08/05/2025
Chỉ dẫn địa lý đang là một trong các yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm, Đối với các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu…, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và địa phương quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn…
Xem thêm