Trang chủ » Blog » Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả

Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả

22/05/2025 - 26

Thblaw.com.vn

-

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật…

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật hay là sự mù mờ của các chủ thể về quyền tác giả để thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền nhằm trục lợi bất chính. Dưới đây, cùng THB Law đi tìm hiểu về quyền tác giả là gì và thời gian bảo hộ quyền tác giả trong bao lâu nhé!

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 LSHTT: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Nói cách khác, quyền tác giả là sự đại diện của pháp luật nhằm trao cho chủ thể (tác giả, nghệ sĩ và các nhà sáng tạo khác) sự bảo hộ cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ.

quyền tác giả là gì

Theo luật định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo có tính nguyên gốc. Một tác phẩm đã được sáng tạo ra được coi là đã bảo hộ quyền tác giả ngay sau khi được định hình. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và thường bao gồm cả các hướng dẫn kỹ thuật hoặc các hình vẽ kỹ thuật đơn thuần. Do đó, việc đăng ký với cơ quan quản lý quyền tác giả với mục đích chủ yếu là xác định và phân biệt tên gọi của tác phẩm, đặc biệt là tạo ra chứng cứ ban đầu trước tòa án trong các tranh chấp về quyền tác giả và điều này sẽ tiết kiệm nguồn lực cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi chứng minh tác phẩm là của mình và được quyền sử dụng.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền phần mềm

Thời gian bảo hộ quyền tác giả trong bao lâu

Theo công ước Berne thì thời hạn tối thiểu bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (chỉ đối với tác phẩm văn học- nghệ thuật). Các quốc gia có thể quy định thời hạn này dài hơn.

thời gian bảo hộ quyền tác giả

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như tham gia kí kết một số điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến quyền tác giả. Vì vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này phải phù hợp và tương thích với các cam kết quốc tế, bao gồm: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Công ước Beme) và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì (BTA). Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam có những quy định như sau:

  • Đối với tác phẩm di cảo (bản thảo tác phẩm của người chết để lại): thời hạn bảo hộ là 50 năm kể tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố.
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Việc xác định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng trong trường hợp này được hiểu là nếu tác phẩm đó đã được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình trên một hình thái vật chất thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm; nếu càng công bố muộn thì thời hạn bảo hộ sẽ ít đi.
  • Các loại hình tác phẩm còn lại (văn học – nghệ thuật): thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (đối với tác phẩm do một tác giả sáng tạo) . Còn đối với tác phẩm do các đồng tác giả cùng sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.

Lưu ý: Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

Khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì quyền sở hữu tác phẩm thuộc về ai?

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì quyền sở hữu tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng; tức là ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó vào mục đích cá nhân một cách hợp pháp mà không bị ngăn cản bởi bất kỳ một chế định pháp luật như: quyền chế tác, quyền cải biên, chuyển thể…

Việc sử dụng tác phẩm không được làm mất đi bản chất của tác phẩm và phải thể hiện tên của tác giả, vì quyền nhân thân như lưu bút danh, quyền đặt tên cho tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả.

Lời kết

Qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ về thời gian bảo hộ quyền tác giả trong bao lâu rồi phải không nào. Nếu bạn muốn đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ hãy Liên Hệ ngay với THB Law để được đội ngũ luật sư của chúng tôi tư vấn chi tiết cho bạn. Đừng quên theo dõi THB Law để biết thêm nhiều kiến thức về pháp luật Việt Nam nhé!

Xem thêm: Chi phí đăng ký bản quyền tác giả

Bài viết liên quan
Xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Đăng vào ngày: 23/05/2025

Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại quyền độc quyền mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại và hỗ trợ chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, xác định tính mới là một bước quan trọng, đảm bảo kiểu dáng được…

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?

Đăng vào ngày: 21/05/2025

Quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng là bao lâu? Cùng…

Xem thêm
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Đăng vào ngày: 21/05/2025

Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…

Xem thêm
Phân biệt giữa quyền tác giả và bản quyền

Phân biệt giữa quyền tác giả và bản quyền

Đăng vào ngày: 21/05/2025

Trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả” nhiều khi vẫn được gọi là “bản quyền” và hai khái niệm này thường được hiểu là tương đương nhau, không có sự phân biệt rõ ràng. Dù đều dùng để chỉ các quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu đối…

Xem thêm