Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thblaw.com.vn
-
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Cục Sở hữu trí tuệ. Quá trình này bao gồm việc thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, nhằm đảm bảo sự rõ ràng và chính…
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Cục Sở hữu trí tuệ. Quá trình này bao gồm việc thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, nhằm đảm bảo sự rõ ràng và chính xác trong thông tin cung cấp. Cùng THB đi tìm hiểu về chủ đề này trong bào viết dưới đây nhé!
Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi tiến trình xử lý đơn để kịp thời phản hồi, giải trình theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ trong suốt quá trình thẩm định. Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm hai giai đoạn: thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không để đơn đăng ký nhãn hiệu được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không để Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hay từ chối chấp nhận đơn. Sau quá trình thẩm định hình thức đơn, đối với đơn quyết định hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Tiếp theo, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng thông quan thẩm định nội dung. Vậy quy trình thẩm định ra sao? Đơn cần đáp ứng yêu cầu gì? Và thời gian xử lý mỗi giai đoạn là bao lâu?
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận tài liệu bổ sung.
Các công việc của quá trình thẩm định hình thức bao gồm:
Thứ nhất, kiểm tra số lượng các tài liệu bắt buộc phải có trong đơn
Kiểm tra hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu như: Tờ khai, mẫu nhãn hiệu, hóa đơn/ lệ phí nộp đơn, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ giấy chứng nhận, tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và các tài liệu khác (nếu có) và giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cá nhân khác nộp đơn).
Thứ hai, kiểm tra hình thức các tài liệu

Tờ khai phải được trình bày theo mẫu, đúng kích thước và đầy đủ các thông tin cần thiết vào những chỗ thích hợp.
- Mô tả màu sắc, loại nhãn hiệu đăng ký
- Thông tin chủ sở hữu: Tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn
- Danh mục hàng hóa dịch vụ.
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Chữ ký và đóng dấu xác nhận người khai.
Thứ ba, kiểm tra nội dung các tài liệu
Nhãn hiệu cần được mô tả chi tiết kết cấu, thành phần của mẫu nhãn hiệu với phần mô tả cần đồng nhất.
- Nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình, cần mô tả nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình đó.
- Nếu nhãn hiệu chứa các chữ, từ ngữ không phải ký tự Latinh, cần ghi rõ cách phát âm và dịch ra tiếng Việt nếu có ý nghĩa.
- Mô tả màu sắc yêu cầu bảo hộ phải phù hợp với màu sắc thể hiện trong mẫu nhãn hiệu và liệt kê đầy đủ và cụ thể. Ví dụ: Xanh da trời, xanh dương đậm, xanh dương nhạt, đỏ, cam, vàng, nâu, đỏ…
- Tên và địa chỉ người nộp đơn cần được trình bày thống nhất với các tài liệu trong đơn, hạn chế sử dụng từ viết tắt. Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền nộp đơn, cũng cần đảm bảo các yêu cầu tương tự, thống nhất về tài liệu và hạn chế sử dụng từ viết tắt.
- Kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ; đơn hợp lệ thì xác định ngày ưu tiên (nếu có);
- Xử lý tài liệu bổ sung, sửa chữa thiếu sót (nếu có).
- Kiểm tra các tài liệu bắt buộc phải có trong đơn
- Kiểm tra số lượng tài liệu bắt buộc phải có trong đơn; bao gồm: tờ khai, mẫu nhãn hiệu, hoá đơn phí/lệ phí, giấy uỷ quyền, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận, tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và các tài liệu khác (nếu có).
- So sánh với quy định cụ thể của từng loại đơn tương ứng theo các mục dưới đây để đánh giá số lượng tài liệu trong đơn đủ hay chưa đủ;
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, sau khi nhận được kết quả thẩm định hình thức đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, thẩm định nội dung sẽ xem xét điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu như tính phân biệt, tính hợp pháp và các trường hợp cấm đăng ký theo các Điều 74, 75 và 85 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu tối thiểu không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Tuy nhiên thời hạn này có thể kéo dài khoảng hai phần ba thời gian thẩm định lần đầu, trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định lại nội dung.

Cụ thể, thời hạn thẩm định nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu từng hạng mục được như sau:
- Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;
- Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
- Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
- Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Quá trình thẩm định đơn cụ thể được đề cập như sau:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ.
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
Nội dung căn cứ theo khoản a, thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010).
Ngoài ra, theo khoản b, c, d của thông tư này cũng đã quy định về yêu cầu đánh giá nội dung đơn.
Trong yêu cầu thẩm định sẽ liên quan đến điều kiện bảo hộ, thẩm định với từng đối tượng và ra thông báo quy định như sau:
b) Việc đánh giá theo các điều kiện bảo hộ được tiến hành lần lượt theo từng đối tượng (nếu đơn bao gồm nhiều đối tượng mà vẫn bảo đảm tính thống nhất). Đối với mỗi đối tượng, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điều kiện bảo hộ:
- Đối với đơn đăng ký sáng chế, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ;
- Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, việc đánh giá được tiến hành lần lượt với kiểu dáng của từng sản phẩm (nếu đơn đề cập đến bộ sản phẩm); trong trường hợp đề cập đến nhiều phương án thì đánh giá lần lượt từng phương án, bắt đầu từ phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn);
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ.
c) Việc thẩm định nội dung đối với từng đối tượng nêu tại nội dung thẩm định đơn (b)(i),(ii),(iii) trên đây được hoàn tất khi đã đánh giá đối tượng đó với tất cả các điều kiện bảo hộ và có đủ căn cứ để kết luận đối tượng đó không đáp ứng hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ, cụ thể là:
- Tìm thấy lý do để kết luận đối tượng không đáp ứng một/một số/tất cả các điều kiện bảo hộ; hoặc
- Không tìm thấy bất kỳ lý do nào để kết luận đối tượng không đáp ứng ít nhất một điều kiện bảo hộ.
d) Trước khi ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm rà soát lại kết quả thẩm định nội dung đơn trên cơ sở kiểm tra các đơn liên quan có ngày ưu tiên sớm hơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận sau ngày bắt đầu thực hiện thẩm định nội dung đơn.
Lời kết
Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định đơn, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ đưa ra quyết định về việc cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, bao gồm cả thẩm định hình thức và nội dung, cùng với các thủ tục liên quan. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Apolat để nhận được sự tư vấn tận tình.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 24/04/2025
Trong thời đại cạnh tranh và sáng tạo không ngừng, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố then chốt giúp người sáng tạo gìn giữ thành quả của mình. Nhằm hỗ trợ khách hàng bảo vệ tài sản trí tuệ một cách toàn diện và đúng quy định pháp luật, Công…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/04/2025
Quyền tác giả là quyền được pháp luật, xã hội và cộng đồng công nhận cho cá nhân, tổ chức hoặc tập thể đối với tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm hoặc bất kỳ sáng tạo nào mà họ đã tạo ra hoặc sở hữu. Vậy làm thế nào để hiểu rõ hơn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/04/2025
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đăng ký kiểu dáng công nghiệp giữ vai trò là một bức tường bảo vệ kiên cố, che chắn cho sản phẩm trí tuệ của chủ thể tránh khỏi các hành vi xâm phạm như sao chép, đạo nhái…. Mặc dù vậy, quy trình…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/04/2025
Đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về hồ sơ quy trình và dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại hà nội…
Xem thêm