Trang chủ » Blog » Tác quyền có phải là quyền tác giả không theo quy định của pháp luật hiện nay?

Tác quyền có phải là quyền tác giả không theo quy định của pháp luật hiện nay?

19/03/2025 - 37

Thblaw.com.vn

-

Khi vấn đề bảo vệ quyền lợi cho tác giả và người sáng tạo ngày càng được chú trọng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của “tác quyền” và “quyền tác giả,” gây không ít khó khăn trong việc áp dụng luật sở hữu trí tuệ.  Vậy tác quyền là gì?…

Khi vấn đề bảo vệ quyền lợi cho tác giả và người sáng tạo ngày càng được chú trọng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của “tác quyền” và “quyền tác giả,” gây không ít khó khăn trong việc áp dụng luật sở hữu trí tuệ.  Vậy tác quyền là gì? Có phải nó đồng nghĩa với quyền tác giả?

Ảnh: Sưu tầm

Pháp luật Việt Nam không có khái niệm tác quyền. Tác quyền là thuật ngữ được sử dụng trong đời sống hàng ngày, quyền tác giả là thuật ngữ pháp lý nên sẽ được sử dụng trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, cụm từ “tác quyền” sẽ không được tìm thấy trong các văn  bản pháp lý, mà thay vào đó là thuật ngữ “quyền tác giả”. Như vậy, tác quyền và quyền tác giả được hiệu là một và được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Đăng ký tác quyền mang lại nhiều lợi ích cho tác giả:

  • Bảo vệ pháp lý: Đăng ký tác quyền giúp tác giả có căn cứ pháp lý để bảo vệ tác phẩm của mình trước hành vi sao chép, sử dụng trái phép
  • Kiểm soát sử dụng: Tác giả có quyền kiểm soát việc sử dụng, sao chép và phân phối tác phẩm của mình, từ đó bảo đảm quyền lợi về kinh tế.
  • Tăng giá trị tác phẩm: Việc đăng ký tác quyền có thể giúp tăng giá trị của tác phẩm trong mắt các nhà xuất bản, đối tác kinh doanh và người tiêu dùng.
  • Hỗ trợ trong tranh chấp: Đăng ký tác quyền là bằng chứng mạnh mẽ trong trường hợp có tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu tác phẩm.

Quyền tác giả bảo hộ nhiều loại hình tác phẩm, bao gồm:

  1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  3. Tác phẩm báo chí;
  4. Tác phẩm âm nhạc;
  5. Tác phẩm sân khấu;
  6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  8. Tác phẩm nhiếp ảnh;
  9. Tác phẩm kiến trúc;
  10. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  11. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  12. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cần đáp ứng bốn điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, tác phẩm phải là sản phẩm sáng tạo, là kết quả của quá trình lao động trí tuệ của con người. Theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có tác tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này

Thứ hai, tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, có thể bao gồm các hình thức như viết, âm thanh, hình ảnh, hành động (múa, kịch…), không gian 3 chiều (điêu khắc, tạo hình), đa phương tiện…; được bảo hộ tự động chứ không bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký như các đối tượng sở hữu công nghiệp. Danh mục các loại hình tác phẩm được bảo hộ được quy định rõ ràng trong Điều 14.

Thứ ba, tác phẩm phải đảm bảo tính nguyên gốc: Điều này có nghĩa là sản phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác.

Thứ tư, tác phẩm không được nằm trong danh sách những trường hợp không được bảo hộ theo Điều 15, bao gồm tin tức thời sự thuần túy, văn bản pháp luật, và văn bản hành chính.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Phân biệt cải biên và chuyển thể

Phân biệt cải biên và chuyển thể

Đăng vào ngày: 31/03/2025

Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy,…

Xem thêm
Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Đăng vào ngày: 27/03/2025

Contents1 1. Khái niệm quyền tác giả2 2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?3 3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?4 4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?5 5. Bảo hộ quyền…

Xem thêm
Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Đăng vào ngày: 25/03/2025

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc…

Xem thêm
Hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì tác phẩm thuộc về ai?

Hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì tác phẩm thuộc về ai?

Đăng vào ngày: 23/03/2025

Quyền tác giả đối với tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ. Khi hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì các tác phẩm này không còn thuộc về sở hữu của tác giả nữa mà thuộc về một đối tượng khác. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền…

Xem thêm