Trang chủ » Blog » Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp
Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp
28/02/2025 - 28
Thblaw.com.vn
-
Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ…
Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có quy định về quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Ảnh: Sưu tầm
Quyền tạm thời đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền của người đăng kí bảo hộ các đối tượng đó được phát sinh từ ngày đơn đăng kí bảo hộ được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố công khai đến ngày được cấp bằng độc quyền đối với các đối tượng đó. Pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ ghi nhận quyền tạm thời này cho các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Những đối tượng này có đặc điểm về tính sáng tạo, chúng không nảy sinh một cách hiển nhiên và không phải dễ dàng có được. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 13 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về khái niệm kiểu dáng công nghiệp như sau: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.”
Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền của người nộp đơn đăng kí bảo hộ các đối tượng đó được phát sinh từ ngày đơn đăng kí bảo hộ được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố công khai đến ngày được cấp bằng độc quyền đối với các đối tượng đó. Theo đó, người nộp đơn có quyền thông báo yêu cầu các chủ thể khác sử dụng đối tượng này mà mình đã nộp đơn đăng ký vào mục đích thương mại chấm dứt việc sử dụng hoặc nếu không chấm dứt phải trả một khoản phí nhất định.
Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là ba đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính sáng tạo về kĩ thuật và tính mới trong sử dụng và thương mại. Để được bảo hộ, chủ thể sáng tạo hay đầu tư bắt buộc phải nộp đơn đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong hồ sơ đăng ký phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hợp lệ, thông tin về đối tượng đăng kí sẽ được công bố công khai trên công báo sở hữu công nghiệp với mục đích để tránh việc nghiên cứu trùng lặp, đồng thời là cơ sở để bất cứ người thứ ba nào có quyền ý kiến với cơ quan quản lí nhà nước về sở hữu công nghiệp về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối tượng đó. Điều này có thể dẫn đến khả năng các chủ thể khác có thể dựa vào những thông tin được công bố công khai để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, ảnh hưởng trực tiếp đến độc quyền sử dụng, khai thác sáng chế mà pháp luật đã ghi nhận cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Bởi vậy, điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đã ghi nhận người nộp đơn đăng kí sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của mình. Quyền tạm thời phát sinh sau khi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp.
Khoản 1 Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như sau: “Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.”
Theo đó, trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó đang được sử dụng với mục đích thương mại và chủ thể sử dụng đó không có quyền sử dụng thì có quyền thông báo bằng băn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký và yêu cầu họ chấm dứt việc sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo bằng văn bản mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thì sau khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Tại khoản 2 Điều 131 Luật này quy định: “Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.”
Theo đó, đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo bằng văn bản mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì sau khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy,…
Contents1 2 1. Khái niệm và điểm giống nhau3 2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường 1. Khái niệm và điểm giống nhau Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng…
Contents1 1. Khái niệm quyền tác giả2 2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?3 3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?4 4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?5 5. Bảo hộ quyền…
Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc…