Phân biệt giữa quyền tác giả và bản quyền
Thblaw.com.vn
-
Trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả” nhiều khi vẫn được gọi là “bản quyền” và hai khái niệm này thường được hiểu là tương đương nhau, không có sự phân biệt rõ ràng. Dù đều dùng để chỉ các quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu đối…
Trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả” nhiều khi vẫn được gọi là “bản quyền” và hai khái niệm này thường được hiểu là tương đương nhau, không có sự phân biệt rõ ràng. Dù đều dùng để chỉ các quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, nhưng cách gọi có thể khác nhau: người thì sử dụng “quyền tác giả”, người lại quen dùng “bản quyền”. Trong bài viết này, cùng THB Law đi phân biệt giữa quyền tác giả và bản quyền nhé!
Khái niệm về quyền tác giả và bản quyền

Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là một tập hợp các quyền cá nhân và quyền tài sản liên quan đến tác phẩm do cá nhân hoặc tổ chức sáng tạo ra. Quyền này gồm hai nhóm chính: quyền nhân thân – bao gồm quyền công bố, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm cũng như danh dự và nhân phẩm của tác giả; và quyền tài sản – bao gồm quyền sao chép, phát hành, biểu diễn, chuyển giao hoặc cho phép sử dụng tác phẩm.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Quyền này nhằm bảo vệ các sản phẩm sáng tạo mang tính văn hóa – như tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh, chương trình phát thanh – khỏi hành vi xâm phạm bản quyền, đồng thời bảo đảm quyền lợi cá nhân và kinh tế của tác giả.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 cùng luật, quyền tác giả phát sinh ngay từ khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mà người khác có thể nhận biết, không phụ thuộc vào việc công bố hay đăng ký. Dù pháp luật có quy định về thủ tục đăng ký quyền tác giả, việc đăng ký chỉ mang tính chất ghi nhận và làm chứng cứ khi cần thiết, chứ không phải là điều kiện để xác lập quyền. Khác với việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp – vốn cần văn bằng bảo hộ – quyền tác giả trên thế giới nói chung được bảo hộ một cách tự động, miễn là tác phẩm đã được thể hiện ra bên ngoài, có thể tiếp cận và nhận biết; còn những ý tưởng chưa được thể hiện thì chưa được pháp luật bảo hộ.
Bản quyền là gì?
Bản quyền là quyền độc quyền được pháp luật bảo hộ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả. Tuy ở Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm “bản quyền”, nhưng thuật ngữ này thường được hiểu là quyền pháp lý mà tác giả có đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ bản quyền rất đa dạng, bao gồm sách, âm nhạc, điêu khắc, phim truyện, phần mềm máy tính, quảng cáo, bản vẽ kỹ thuật và nhiều loại hình sáng tạo khác.
Trên thế giới, khi một cá nhân tạo ra một tác phẩm nguyên gốc và thể hiện nó dưới hình thức hữu hình, người đó mặc nhiên trở thành chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm. Với tư cách là chủ sở hữu, chỉ họ mới có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm, trừ khi có sự chuyển nhượng hoặc cho phép bằng hợp đồng. Tại Việt Nam, bản quyền được ghi nhận và cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sáng tạo.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo
Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả
Hiện nay, trong thực tiễn pháp lý Việt Nam, thuật ngữ “quyền tác giả” và “bản quyền” thường được sử dụng thay thế cho nhau, tuy nhiên giữa hai khái niệm này tồn tại một số điểm khác biệt cơ bản, phản ánh sự khác nhau về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia theo truyền thống Civil Law (châu Âu lục địa) và Common Law (Anh – Mỹ).
Về khái niệm
Về khái niệm, “quyền tác giả” được hiểu là tập hợp các quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong khi đó, “bản quyền” là một dạng quyền sở hữu trí tuệ, chủ yếu bảo vệ quyền khai thác thương mại đối với các tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất cụ thể.
Cơ sở hình thành
Cơ sở hình thành của quyền tác giả tại Việt Nam là việc tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định – không phân biệt đã công bố, đăng ký hay chưa. Ngược lại, bản quyền trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thường phát sinh khi tác phẩm được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Về chủ thể
Về chủ thể được bảo hộ, quyền tác giả tập trung bảo vệ chính tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm. Trong khi đó, bản quyền có thể thuộc về tác giả, người thừa kế hợp pháp hoặc tổ chức được ủy quyền, song chủ thể được bản quyền bảo hộ thường là những người khai thác tác phẩm về mặt kinh tế, như nhà xuất bản.
Nội dung bảo hộ
Nội dung bảo hộ cũng thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Quyền tác giả bảo vệ toàn diện cả quyền nhân thân (như quyền công bố, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, bảo vệ danh dự, nhân phẩm tác giả) và quyền tài sản (như quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho phép sử dụng tác phẩm). Trong khi đó, bản quyền chủ yếu tập trung vào bảo hộ quyền tài sản – các quyền sao chép, phân phối, trình diễn, khai thác tác phẩm vì mục đích kinh tế.
Phạm vi áp dụng
Về phạm vi áp dụng, quyền tác giả được áp dụng cho mọi loại hình tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong khi bản quyền – theo quy định của một số hệ thống pháp luật – chỉ áp dụng đối với những loại tác phẩm cụ thể được luật định.
Thời gian bảo hộ quyền tác giả và bản quyền
Thời hạn bảo hộ giữa hai khái niệm quyền tác giả và vản quyền cũng có sự chênh lệch. Quyền tác giả ở Việt Nam được bảo hộ suốt đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Bản quyền thường được bảo hộ trong 50 năm tính từ thời điểm tác phẩm được công bố.

Về mặt pháp lý, tại Việt Nam, chỉ có “quyền tác giả” là khái niệm chính thức được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người vẫn sử dụng thuật ngữ “bản quyền” để gọi nôm na quyền tác giả hoặc tác quyền.
Tại sao phải phân biệt giữa quyền tác giả và bản quyền?
Việc phân biệt giữa quyền tác giả và bản quyền có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sáng tạo và khai thác tác phẩm. Nếu như quyền tác giả coi tác giả là trung tâm và bảo vệ toàn diện cả quyền nhân thân lẫn tài sản, thì bản quyền lại thiên về bảo hộ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền – thường là các tổ chức khai thác thương mại. Trong hệ thống Common law, người sở hữu bản quyền có quyền khai thác và định đoạt tác phẩm, còn tác giả chỉ giữ lại một số quyền phủ quyết hạn chế nhằm tránh việc bị lạm dụng.
Lời kết
Tóm lại, quyền tác giả đề cao vai trò của cá nhân sáng tạo và bảo vệ toàn diện các quyền gắn với tác phẩm, còn bản quyền thiên về việc bảo hộ lợi ích kinh tế của người khai thác quyền, phản ánh sự khác biệt trong triết lý pháp lý giữa hai hệ thống luật lớn trên thế giới.
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ về quyền tác giả và bản quyền, đừng quên theo dõi THB Law để biết thêm nhiều kiến thức về pháp luật hơn nhé!
Xem thêm: Đăng ký bản quyền là gì
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 23/05/2025
Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại quyền độc quyền mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại và hỗ trợ chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, xác định tính mới là một bước quan trọng, đảm bảo kiểu dáng được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 22/05/2025
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng là bao lâu? Cùng…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…
Xem thêm