Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy,…
Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy, chuyển thể là gì? Tác phẩm chuyển thể là gì? Cải biên khác gì với chuyển thể?
Ảnh: Sưu tầm
Chuyển thể là việc chuyển đổi một tác phẩm sang loại hình nghệ thuật khác nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc. Chẳng hạn dụ như chuyển thể từ tác phẩm là truyện thành kịch hoặc phim; chuyển thể tác phẩm kịch thành kịch bản của phim điện ảnh hay một vở nhạc kịch,… Tuy nhiên, tác phẩm gốc dùng để chuyển thể thường là tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Tác phẩm chuyển thể được hiểu là tác phẩm mới được sáng tạo ra dựa trên nội dung của tác phẩm gốc nhưng phải không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc. Khác với tác phẩm chuyển thể, tác phẩm cải biên là tác phẩm dựa trên nội dung của tác phẩm gốc để thành một tác phẩm mới và người sáng tạo ra tác phẩm cải biên có thể tạo ra một tác phẩm khác với nội dung của tác phẩm gốc. Tác phẩm chuyển thể là một trong các đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
Ví dụ: Một tác phẩm điện ảnh chuyển thể có thể kể đến là tác phẩm phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, tác phẩm “Kính vạn hoa”, tác phẩm “Cô gái đến từ hôm qua”,… được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Tuy nhiên, việc chuyển thể tác phẩm phải được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đồng ý và khi thực hiện chuyển thể phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc. Đồng thời, ở tác phẩm chuyển thể phải ghi tên tác phẩm và tác giả của tác phẩm gốc đó. Nếu việc chuyển thể mà có sự thay đổi về nội dung của tác phẩm gốc thì phải được tác giả của tác phẩm gốc cho phép.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm chuyển thể
Quyền tác giả của tác phẩm chuyển thể là quyền tự động, nó phát sinh ngay khi tác giả tạo ra tác phẩm và được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, việc bảo hộ tác phẩm chuyển thể chỉ phát sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc được dùng để làm tác phẩm chuyển thể.
Nội dung và giới hạn quyền tác giả, thời gian bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm chuyển thể
Quyền tác giả đối với tác phẩm chuyển thể bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Cụ thể như sau:
– Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; được nêu bút danh hoặc nêu tên thật khi tác phẩm được công bố, sử dụng; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; tự mình công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác thay mình công bố tác phẩm; có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả.
– Quyền tác giả được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến, hữu tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính, tác phẩm điện ảnh.
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm chuyển thể
Theo Khoản 7 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, theo đó thì khi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp tác phẩm chuyển thể được chuyển sang chữ nổi hoặc những ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Đây là một quy định hợp lý và có tính nhân văn cao, bởi những người khiếm thị là nhóm người yếu thế cần được bảo vệ và giúp đỡ trong xã hội.
Đặc điểm của tác phẩm chuyển thể:
– Thứ nhất, tác phẩm chuyển thể được hình thành dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại và trong tác phẩm chuyển thể phải còn dấu ấn của tác phẩm gốc.
Khi tiếp xúc với tác phẩm chuyển thể, công chúng phải vẫn có thể liên tưởng được đến tác phẩm gốc. Sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc. Đồng thời, người sáng tạo tác phẩm chuyển thể phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc.
– Thứ hai, trong tác phẩm chuyển thể phải mang dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra tác phẩm chuyển thể.
– Thứ ba, hình thức thể hiện của tác phẩm chuyển thể khác biệt hoàn toàn hoặc từng phần so với tác phẩm gốc
Quyền tác giả không bảo hộ ý tưởng, nội dung mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, nội dung đó. Do đó, tác phẩm chuyển thể không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Hình thức thể hiện của tác phẩm chuyển thể phải khác biệt từng phần hoặc khác biệt hoàn toàn với hình thức đã được thể hiện ở tác phẩm gốc.
Phân biệt tác phẩm cải biên và tác phẩm chuyển thể”
Tác phẩm cải biên
Tác phẩm chuyển thể
Khái niệm
Là sửa đổi hoặc biên soạn lại nội dung, thay đổi hình thức thể hiện, chuyển thể loại dựa trên một phần hoặc toàn bộ của tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới
Là việc chuyển đổi một tác phẩm sang loại hình nghệ thuật khác dựa trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc
Nội dung tác phẩm mới
Tác phẩm mới được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt và có thể không giống nội dung của tác phẩm gốc
Tác phẩm mới dựa trên tác phẩm gốc nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề chuyển thể là gì? Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Contents1 1. Khái niệm quyền tác giả2 2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?3 3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?4 4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?5 5. Bảo hộ quyền…
Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc…
Quyền tác giả đối với tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ. Khi hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì các tác phẩm này không còn thuộc về sở hữu của tác giả nữa mà thuộc về một đối tượng khác. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền…
Khi vấn đề bảo vệ quyền lợi cho tác giả và người sáng tạo ngày càng được chú trọng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của “tác quyền” và “quyền tác giả,” gây không ít khó khăn trong việc áp dụng luật sở hữu trí tuệ. Vậy tác quyền là gì?…