Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
Thblaw.com.vn
-
Chỉ dẫn địa lý đang là một trong các yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm, Đối với các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu…, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và địa phương quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn…
Chỉ dẫn địa lý đang là một trong các yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm, Đối với các mặt hàng nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu…, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và địa phương quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vậy chỉ dẫn địa lý là gì và điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như thế nào, cùng THB Law đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý (tiếng Anh: Geographical Indications) là một dấu hiệu dùng để xác định sản phẩm có xuất xứ từ một khu vực địa lý cụ thể, các yếu tố về con người hay như một số kỹ thuật sản xuất và là điều kiện tự nhiên, sản xuất và truyền thống tạo nên chất lượng danh tiếng, danh tiếng hay tạo ra các đặc tính riêng biệt cho sản phẩm .

Hay nói, chỉ dẫn địa lý là tên gọi một vùng miền đã gắn liền với sản phẩm giúp người tiêu dung có thể nhận biết rõ nguồn gốc và tin tưởng vào giá trị đặc trưng của từng sản phẩm.
Ví dụ: Chè Thái Nguyên, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)… là những sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Những tên gọi này không chỉ phản ánh nơi sản xuất mà còn đại diện cho chất lượng, uy tín và danh tiếng gắn với vùng đất đó.
Điều kiện để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Thứ nhất: các sản phẩm phải có nguồn xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng đúng với chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả địa phương hay vùng miền hoặc quốc gia cụ thể.
Thứ hai: sản phẩm phải mang những đặc điểm riêng biệt, chất lượng hoặc danh tiếng có được chính từ điều kiện tự nhiên, con người hoặc tập quán sản xuất đặc trưng của khu vực địa lý đó.
Ví dụ: Một minh chứng tiêu biểu cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là sản phẩm “cam Cao Phong”. Sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00046. Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong: chỉ áp dụng cho giống cam gồm: cam Xã Đoài Cao, cam Canh, cam V2,cam CS1, cam Xã Đoài Lùn và cam CS1. Các giống cam này phải được trồng tại các khu vực thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, bao gồm: thị trấn Cao Phong và các xã Bình Thanh, Nam Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Thạch Yên ,Hợp Phong, Thu Phong, Thung Nai.
Điều đó có nghĩa là, các loại cam khác ngoài 5 giống nêu trên, dù được trồng tại tỉnh Hòa Bình hay trong các khu vực không nằm trong danh sách trên, cũng không được phép sử dụng tên gọi “cam Cao Phong” dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.
Cam Cao Phong được sản xuất theo quy trình canh tác đạt chuẩn VietGAP, đảm bảo cả về chất lượng và sản lượng. Đặc trưng của cam Cao Phong là vị ngọt thanh, có hương thơm đặc trưng, vỏ có màu vàng đậm tự nhiên, tép cam mọng nước và có một tiêu chuẩn chất lượng vượt trội so với cam trồng ở các vùng khác.
Thủ tục để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm
Để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm cần những thủ tục sau:

Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (2 bản, theo mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
- Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu; nếu không phải là từ ngữ, kích thước tối đa là 8×8 cm và không nhỏ hơn 2×2 cm);
- Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (2 bản);
- Ban đồ khu vực địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý (2 bản);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu chủ đơn nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của Cục Sở hữu trí tuệ).
Ngoài ra có một số lưu ý về các giấy tờ tùy theo các trường hợp, hồ sơ đã đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho từng sản phẩm để bổ sung:
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý thông qua đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để đảm bảo khả năng phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý
- Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại quốc gia có chỉ dẫn địa lý đó (nếu là chỉ dẫn địa lý nước ngoài);
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
Quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm

Tương tự như thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
Sau khi hoàn thiện đầy đủ các tài liệu trong hồ sơ theo hướng dẫn, người nộp đơn có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau để nộp hồ sơ:
- Nộp trực tuyến: Thực hiện qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện: Gửi hồ sơ giấy đến một trong các địa điểm tiếp nhận của Cục Sở hữu trí tuệ.
Một địa điểm tiếp nhận các hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ:
- Hà Nội: Trụ sở chính – Số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân;
- Đà Nẵng: Văn phòng đại diện – Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn;
- TP. Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện – Tòa nhà Hà Phan, số 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Bước 2: Các kiểu lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý
Chủ đơn có thể thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ: Thanh toán lệ phí trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ hoặc quét mã QR do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp để chuyển khoản;
- Nộp qua đường bưu điện: Thanh toán lệ phí thông qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photocopy biên nhận chuyển tiền và gửi kèm cùng hồ sơ đến một trong ba địa chỉ tiếp nhận hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Nộp hồ sơ trực tuyến: Thực hiện thanh toán lệ phí qua tài khoản ngân hàng của Cục Sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn trên hệ thống trực tuyến.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: Được thực hiện trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ;
- Công bố đơn: Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: Được tiến hành trong vòng 6 tháng kể từ ngày đơn được công bố.
Bước 4: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hoàn tất thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý nếu đơn hợp lệ, đồng thời yêu cầu chủ đơn nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí công bố và lệ phí cấp Giấy chứng nhận trong thời gian quy định. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
- Sau khi nhận đủ các khoản phí, trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra quyết định cấp văn bằng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố việc cấp Giấy chứng nhận trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (hay còn gọi là văn bằng bảo hộ) có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày được cấp.
Lệ phí phải trả khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chủ đơn cần nộp các khoản lệ phí sau trong quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Lệ phí nộp khi nộp hồ sơ:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng
- Phí thẩm định đơn: 1.200.000 đồng
- Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định: 180.000 đồng
Lệ phí nộp sau khi có quyết định cấp Giấy chứng nhận:
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: 120.000 đồng
- Phí đăng bạ: 120.000 đồng
- Phí công bố: 120.000 đồng
Lợi ích khi đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm
Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản. Việc xây dựng và phát triển các khu vực sản xuất có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trong những năm qua đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế – xã hội cho cả địa phương và người dân. Cụ thể:
- Bảo vệ danh tiếng và uy tín của sản phẩm: Việc được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp sản phẩm khẳng định được nguồn gốc và chất lượng, từ đó bảo vệ danh tiếng đối với người tiêu dùng. Đồng thời, điều này cũng giúp ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm tương tự, tránh gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương: Việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông sản gắn liền với chỉ dẫn địa lý tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.
- Gia tăng giá trị cho đặc sản địa phương: Chỉ dẫn địa lý là công cụ quan trọng giúp nâng cao giá trị thương mại cho các sản phẩm đặc sản, nông sản, góp phần đẩy mạnh quảng bá và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.
- Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng: Khi sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cơ quan chức năng sẽ thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng và kiểm soát chất lượng. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể yên tâm về nguồn gốc và độ tin cậy của sản phẩm khi lựa chọn sử dụng.
Lời kết
Qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ chỉ dẫn địa lý là gì và các điều kiện và thủ tục để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý rồi phải không nào. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý, hãy Liên Hệ Ngay với THB Law qua số Hotline 0836 38 33 22 để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ bạn đạt được kết quả như mong đợi.
Câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1. Điều kiện để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa là gì?
[tTrả lời] Hàng hóa muốn được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cần đáp ứng đầy đủ hai điều kiện sau:
Điều kiện về nguồn gốc: Hàng hóa phải có xuất xứ từ chính khu vực địa lý, địa phương, vùng miền hoặc quốc gia mà chỉ dẫn địa lý đó thể hiện;
Điều kiện về danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính: Sản phẩm phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính đặc thù do các yếu tố địa lý tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng hoặc kỹ thuật sản xuất truyền thống tại khu vực đó tạo nên.
2. Ý nghĩa chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa gì?
[Trả lời] Chỉ dẫn địa lý là tên gọi của một vùng lãnh thổ, địa phương hoặc quốc gia được gắn với sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Đây là yếu tố quan trọng để khẳng định uy tín, chất lượng và giá trị đặc thù của hàng hóa trên thị trường.
Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm những gì?
[Trả lời] Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (2 bản);
- Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu);
- Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (2 bản);
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (2 bản);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (áp dụng trong trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
3. Có bao nhiêu cách nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý?
[Trả lời] Hiện nay, chủ đơn có thể lựa chọn một trong 2 hình thức sau để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc qua Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Cách 2: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện đến văn phòng của Cục Sở hữu trí tuệ.
3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hạn mức trong bao lâu?
[Trả lời] Theo quy định hiện hành, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (văn bằng bảo hộ) có hiệu lực
vô thời hạn kể từ ngày được cấp, với điều kiện sản phẩm vẫn duy trì được các yếu tố đặc thù và đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền? Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cùng THB Law đi tìm hiểu bản quyền thương hiệu là gì và chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu là bao nhiêu…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Để có thể hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ con người và máy móc hợp tác với nhau tạo nên những hoạt động hài hoà hay thậm chí máy móc sẽ dần thay thế đi vai trò của con người trong các hoạt động sản xuất vì thế các ngành như công nghệ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Logo là biểu tượng độc đáo, được thiết kế riêng để đại diện cho thương hiệu, giúp định hình và khẳng định sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo vị thế trên thị trường, logo còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 09/05/2025
Việc đăng ký sáng chế có thể mang lại lợi thế cạnh tranh vượt bậc cho hàng hóa và dịch vụ. Do đó, cần đảm bảo rằng mỗi sáng chế khi ra mắt thị trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được bảo hộ một cách hiệu quả. Vậy đăng ký sáng…
Xem thêm