Trang chủ » Blog » Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

18/10/2024 - 143

Thblaw.com.vn

-

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà xã hội cũng đang dành sự tôn trọng đối với các giá trị của các sản phẩm cũng như công sức tới các tác giả và tác phẩm của họ. 

Vậy để bảo vệ và bảo hộ các tác phẩm của tác giả tránh các hành vi xâm phạm, pháp luật Việt Nam cần có những quy định cụ thể và cần phải có cơ quan pháp lý đảm nhiệm để quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Ở nước ta hiện nay đã có cơ quan quản lý vấn đề sở hữu trí tuệ đó chính là Cục Sở hữu trí tuệ.

Ảnh: Sưu tầm

Tuy nhiên, ngày nay nhiều cá nhân, tổ chức thường đến Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện những thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền lợi cá nhân của chủ sở hữu như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký logo độc quyền…Nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa nắm rõ được chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ và đối tượng được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về Cục Sở hữu trí tuệ.

Chúng ta có thể hiểu sở hữu trí tuệ là sự sở hữu những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua sự lao động sáng tạo cụ thể trong các lĩnh vực như công nghiệp, khoa học, văn học, nghệ thuật,… được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Việc thừa nhận và bảo quyền sở hữu của cá chủ thể đối với các sản phẩm, tác phẩm của mình do Cục Sở hữu trí tuệ đảm nhận thực hiện

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu về quá trình hình thành của Cục sở hữu trí tuệ: Nghị định số 54/2003/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 19/05/2003 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ đó quyết định đổi tên Cục Sở hữu công nghiệp thành Cục Sở hữu trí tuệ

Ngày 25/0/2004, các Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của cục Sở hữu trí tuệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông qua việc ký Quyết định số 14/2004/QĐ-BKHCN.

Chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ gồm:

  • Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, lên chiến lược, kế hoạch đẩy mạnh phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ trong phạm vi cả nước
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như xác lập và bảo vệ quyền, lợi ích cho các nhân, tổ chức tại Việt Nam
  • Hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ thuộc các bộ, ngành và địa phương trong cả nước về nghiệp vụ chuyên môn sở hữu trí tuệ
  • Liên kết, hợp tác xây dựng các mối quan hệ quốc tế về sử hữu trí tuệ
  • Đảm bảo các hoạt động chuyên ngành như: tuyên truyền, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan thủ tục xác lập, quản lý hay sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức 
  • Tham mưu cho Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ Tại Việt Nam

Vậy có những đối tượng nào được thực hiện đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ ?

Theo quy định của pháp luật Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm hai nhóm đối tượng chính là: Bảo hộ bằng kết quả thu được từ các hoạt động, lao động trực tiếp, độc lập của một cá nhân hay tổ chức; hoặc Bảo hộ thông qua kết quả của hoạt động trí tuệ, sáng tạo của tác giả. Cụ thể là:

  • Nhãn hiệu, logo hàng hóa; 
  • Sáng chế, giải pháp hữu ích; 
  • Kiểu dáng công nghiệp;
  • Thiết kế bố trí;
  • Chỉ dẫn địa lý

Chủ sở hữu của được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sẽ được pháp luật công nhận về quyền sở hữu và bảo vệ lợi ích của chủ thể tránh các hành vi xâm phạm bất hợp pháp. Ngoài ra chủ sở hữu còn có thể nhượng quyền, bán lại quyền sở hữu đối với các đối tượng được bảo hộ và trong phạm vi sở hữu của mình

Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Phân biệt cải biên và chuyển thể

Phân biệt cải biên và chuyển thể

Đăng vào ngày: 31/03/2025

Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy,…

Xem thêm
So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường

Đăng vào ngày: 28/03/2025

Contents1 2 1. Khái niệm và điểm giống nhau3 2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường 1. Khái niệm và điểm giống nhau Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt  hàng…

Xem thêm
Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Đăng vào ngày: 27/03/2025

Contents1 1. Khái niệm quyền tác giả2 2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?3 3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?4 4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?5 5. Bảo hộ quyền…

Xem thêm
Ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả không?

Ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả không?

Đăng vào ngày: 26/03/2025

Các tác phẩm sáng tạo được hình thành dựa trên các ý tưởng sáng tạo. Việc bảo hộ các tác phẩm sáng tạo là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả hay không? 1. Ý tưởng là…

Xem thêm