Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?
Thblaw.com.vn
-
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Vậy quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là gì? Cùng THB Law đi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình thức bên ngoài của sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành để tạo nên một sản phẩm phức hợp, được thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này, và có thể nhận thấy rõ ràng trong quá trình sử dụng sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp đó.
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là các tổ chức hoặc cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp của mình, hoặc sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký quốc tế và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ Điều 34 Nghị định 65/2023/NĐ-CP xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đăng bạ quốc tế về kiểu dáng công nghiệp hoặc trong văn bằng bảo hộ, quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế. Vậy chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được hưởng các quyền gì?
Trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đồng thời là tác giả thì được hưởng các quyền nhân thân gồm:
- Được ghi tên là tác giả trong bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
- Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp.
Trường hợp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đồng thời là tác giả thì tác giả có quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Căn cứ Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
Quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp
- Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
- Lưu thông (bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm), quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
- Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
- Quyền cho phép người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
- Quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
- Quyền định đoạt kiểu dáng công nghiệp bao gồm quyền chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho người khác, quyền chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với kiểu dáng công nghiệp đó…
Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp
- Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng;
- Trong trường hợp người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi được bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Hạn chế quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp
Các quyền của chủ sở hữu về kiểu dáng công nghiệp được đề cập ở trên bị giới hạn bởi quyền sử dụng trước, chuyển giao không tự nguyện (bắt buộc), và một số hạn chế quyền khác như sau:
Quyền sử dụng trước
Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Người có quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho phép.
Hạn chế các quyền khác
Các trường hợp sau không được coi là hành vi xâm phạm bằng sáng chế:
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho mục đích phi thương mại, hoặc cho các mục đích của việc đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử nghiệm hoặc thu thập dữ liệu để thực hiện các thủ tục để có được một sản phẩm cấp phép sản xuất, nhập khẩu, giấy phép tiếp thị;
- Việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của người nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trong lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng thiết kế công nghiệp của người sử dụng trước.
Hủy bỏ hoặc đình chỉ văn bằng
Văn bằng kiểu dáng công nghiệp, sau khi được cấp độc quyền, có thể bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần, hoặc bị đình chỉ hiệu lực. Bất kỳ ai cũng có quyền nộp đơn yêu cầu lên Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) vào bất kỳ thời điểm nào với các lý do sau:
Hủy bỏ
Các trường hợp dẫn đến việc hủy bỏ văn bằng bao gồm:
– Người được cấp văn bằng bảo hộ không có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng hoặc không được chuyển nhượng quyền này từ người có quyền hợp pháp.
– Quyền nộp đơn thuộc về nhiều cá nhân, tổ chức, nhưng không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các bên liên quan.
– Văn bằng ghi nhận sai tác giả do lỗi từ phía người nộp đơn.
– Kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định.
Đình chỉ
Các trường hợp dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực văn bằng bao gồm:
– Chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí gia hạn theo quy định.
– Chủ sở hữu tự nguyện từ bỏ các quyền liên quan đến văn bằng độc quyền.
– Chủ sở hữu không còn tồn tại và không có người thừa kế hợp pháp tiếp quản quyền sở hữu.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội
Nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, họ phải trả thù lao cho tác giả trong trường hợp kiểu dáng được tạo ra theo hợp đồng thuê sáng tạo; nộp lệ phí gia hạn để duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ; đồng thời có trách nhiệm sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác theo yêu cầu hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 126 của Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được coi là vi phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp:
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp có sự tương đồng đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đền bù theo quy định.
Đối với việc xử lý các hành vi vi phạm, căn cứ vào Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 46/2024/NĐ-CP), những tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi như bán, chào hàng, vận chuyển, quá cảnh, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, hoặc thuê người khác thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền. Mức phạt cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân: từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: từ 1.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Mức phạt tùy thuộc vào giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ vi phạm.
Ngoài ra, nếu tổ chức hoặc cá nhân sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời, mức phạt sẽ như sau:
- Cá nhân: từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Tổ chức: từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Các quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp và duy trì sự công bằng trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
Lời kết
Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là gì rồi phải không nào. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp hãy liên hệ ngay với THB Law để đội ngũ luật sư của chúng tôi giúp đỡ bạn.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 23/05/2025
Việc đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại quyền độc quyền mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại và hỗ trợ chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, xác định tính mới là một bước quan trọng, đảm bảo kiểu dáng được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 22/05/2025
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng là bao lâu? Cùng…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/05/2025
Trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả” nhiều khi vẫn được gọi là “bản quyền” và hai khái niệm này thường được hiểu là tương đương nhau, không có sự phân biệt rõ ràng. Dù đều dùng để chỉ các quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu đối…
Xem thêm