Trang chủ » Blog » Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài
20/12/2024 - 62
Thblaw.com.vn
-
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:
Ảnh: Sưu tầm
1. Theo từng quốc gia
Doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký bảo hộ tại từng quốc gia riêng biệt bằng cách nộp đơn trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia đó. Đơn đăng ký có thể yêu cầu dịch sang ngôn ngữ quốc gia và doanh nghiệp sẽ phải trả các khoản phí nộp đơn quốc gia. Đặc biệt, đối với sáng chế, doanh nghiệp có thể phải ủy quyền cho người đại diện sở hữu trí tuệ để đảm bảo đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quốc gia đó. Một số quốc gia yêu cầu doanh nghiệp sử dụng đại diện sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vẫn đang đánh giá khả năng thương mại của sáng chế hoặc tìm kiếm thị trường xuất khẩu và đối tác li-xăng, việc đăng ký theo từng quốc gia có thể tốn kém và phức tạp, đặc biệt khi đăng ký ở nhiều quốc gia. Trong trường hợp này, các hệ thống đăng ký quốc tế do WIPO quản lý sẽ là giải pháp đơn giản và tiết kiệm hơn.
2. Theo khu vực
Một số quốc gia đã thiết lập các thỏa thuận khu vực cho phép doanh nghiệp nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ tại toàn bộ khu vực với một đơn đăng ký duy nhất. Các cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm:
Cơ quan Sáng chế châu Âu: Cung cấp bảo hộ sáng chế cho 27 quốc gia thành viên của Công ước Sáng chế châu Âu. (Thông tin chi tiết tại:www.european-patent-office.org)
Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (OHIM): Cung cấp bảo hộ nhãn hiệu cộng đồng và kiểu dáng cộng đồng cho tất cả quốc gia thành viên EU thông qua thủ tục duy nhất. (Thông tin chi tiết tại:http://oami.eu.int)
Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO): Cung cấp bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho các quốc gia châu Phi nói tiếng Anh. (Thông tin chi tiết tại:http://aripo.wipo.net)
Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI): Cung cấp bảo hộ cho các quốc gia nói tiếng Pháp và Bồ Đào Nha tại châu Phi. (Thông tin chi tiết tại:http://oapi.wipo.net)
Cơ quan Sáng chế Á-Âu: Cung cấp bảo hộ sáng chế cho các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. (Thông tin chi tiết tại:www.aepo.org)
Cơ quan Nhãn hiệu Benelux & Cơ quan Kiểu dáng Benelux: Cung cấp bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng cho Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. (Thông tin chi tiết tại:www.bmb-bbm.org vàwww.bbtm-bbdm.org)
Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh: Cung cấp bảo hộ sáng chế cho Bahrain, Cô-oét, Ô-man, Qua-ta, Ả Rập Xê-út và UAE. (Thông tin chi tiết tại:www.gulf.patent-office.org.sa)
3. Theo đường quốc tế
Các hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế do WIPO quản lý giúp đơn giản hóa quy trình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nhiều quốc gia cùng một lúc. Thay vì phải nộp nhiều đơn quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau, các hệ thống quốc tế này cho phép doanh nghiệp chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ và thanh toán một khoản phí duy nhất. Các hệ thống quốc tế này không chỉ hỗ trợ toàn bộ quá trình đăng ký, mà còn giúp giảm đáng kể chi phí, đặc biệt là trong việc bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Đối với sáng chế, Hệ thống PCT cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian để đánh giá giá trị thương mại của sáng chế trước khi nộp phí đăng ký quốc gia.
Các hệ thống quốc tế do WIPO quản lý bao gồm ba cơ chế bảo vệ cho từng loại quyền sở hữu trí tuệ:
Hệ thống PCT (Hiệp ước về Hợp tác sáng chế): Đơn giản hóa quá trình nộp đơn đăng ký sáng chế trên toàn thế giới.
Hệ thống Madrid: Được sử dụng để đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Thỏa ước La Hay: Được sử dụng để đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Ngày nay việc chuyển thể, cải biên, tác phẩm diễn ra hết sức đa dạng. Chẳng hạn như chuyển từ tác phẩm truyện thành một bộ phim. Việc chuyển thể góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời làm cho đời sống tinh thần trở nên sinh động hơn. Vậy,…
Contents1 2 1. Khái niệm và điểm giống nhau3 2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường 1. Khái niệm và điểm giống nhau Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng…
Contents1 1. Khái niệm quyền tác giả2 2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?3 3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?4 4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?5 5. Bảo hộ quyền…
Các tác phẩm sáng tạo được hình thành dựa trên các ý tưởng sáng tạo. Việc bảo hộ các tác phẩm sáng tạo là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả hay không? 1. Ý tưởng là…