Trang chủ » Blog » VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

26/11/2022 - 105

Thblaw.com.vn

-

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp khiến cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, Công ty TNHH Tư vấn THB đã và đang xử lý gần […]

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp khiến cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, Công ty TNHH Tư vấn THB đã và đang xử lý gần 50 vụ việc xâm phạm quyền là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu với sự chặt chẽ, lộ trình rõ ràng,… trong quá trình làm việc với cơ quan thực thi cả nước. 

Thực tế, số lượng của những vụ việc làm nhái, làm giả nhãn hiệu cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi người khi mua hàng online, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ như thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm,…. Luật sư Vũ thị Huyền- đại diện cho Công ty TNHH Tư vấn THB đã có một buổi chiều làm việc cùng Đội quản lý thị trường Hà Nội, nhằm chia sẻ và hỗ trợ các kiến thức thực tiễn và khó khăn của cơ quan thực thi. 

LS Vũ Thị Huyền trong ngày làm việc cùng Tổng cục quản lý thị trường TP Hà Nội

Vậy, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Và làm thế nào để có thể tránh được vấn nạn này trong việc kinh doanh, buôn bán? 

Hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là hành vi xâm phạm đến các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, tại điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định: 

“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Trong đó, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Hành vi xâm phạm các quyền liên quan;
  • Hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí;
  • Hành vi xâm phạm về bí mật kinh doanh;
  • Hành vi xâm phạm về nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng nhiều biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật. Các chế tài này nhằm khẳng định sự bảo vệ “chất xám” của chủ thể hay cũng là các đối tượng sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

  • Biện pháp tự bảo vệ: quy định tại điều 198 Luật SHTT 
  • Biện pháp dân sự: quy định tại Điều 200, Điều 202 Luật SHTT
  • Biện pháp hành chính: quy định tại điều 211 Luật SHTT 
  • Biện pháp hình sự: quy định tại Điều 212 Luật SHTT; Điều 225,226,… Bộ luật hình sự năm 2015

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội

Xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội

Đăng vào ngày: 22/03/2024

Thực tế, hiện tượng quay lén trích đoạn phim chiếu rạp, phát tán phim trái phép lên mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hành vi này không những làm ảnh hưởng đến trải nghiệm thưởng thức của khán giả mà còn tác động xấu đối với nhà sản xuất như lộ nội […]

Xem thêm
Làm lộ bí mật của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định nào

Làm lộ bí mật của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định nào

Đăng vào ngày: 04/03/2024

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp […]

Xem thêm
Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

Đăng vào ngày: 07/02/2024

Căn cứ khoản 1 Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định, hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: […]

Xem thêm
Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Đăng vào ngày: 06/01/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia như Anh, Mỹ.  Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại điều […]

Xem thêm