Vai trò của nhãn hiệu trong giai đoạn gia nhập thị trường
Thblaw.com.vn
-
Giai đoạn gia nhập thị trường là giai đoạn rất quan trọng và khó khăn cho doanh nghiệp, là bước đầu tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mới. Trong giai đoạn này doanh nghiệp tập trung vào việc làm sao đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, làm sao…
Giai đoạn gia nhập thị trường là giai đoạn rất quan trọng và khó khăn cho doanh nghiệp, là bước đầu tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mới. Trong giai đoạn này doanh nghiệp tập trung vào việc làm sao đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, làm sao để người tiêu dùng quen với nhãn hiệu mới.
Để đưa một sản phẩm ra thị trường mới đòi hỏi phải có rất nhiều nỗ lực – trước hết sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả về mặt chất lượng cũng như thị hiếu, sản phẩm đó phải có lợi thế nhất định so với sản phẩm cùng loại (chẳng hạn như về mặt tiện ích hay giá cả), phải hiểu tường tận thị trường mình định tham gia về mọi khía cạnh (pháp luật, trong đó có quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng, các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm năng). Như vậy, rõ ràng là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm là một trong các yếu tố phải được xem xét cân nhắc với hàng loạt các yếu tố khác và là cái không thể thiếu trong chiến lược gia nhập vào một thị trường cụ thể.
Sau khi tạo ra một sản phẩm và để đưa sản phẩm đó đến với người tiêu dùng, doanh nghiệp phải trải qua một giai đoạn khó khăn, lâu dài và tốn kém. Đó là việc quảng bá sản phẩm đó trên thị trường, làm sao cho khách hàng nghe thấy, nhìn thấy và nhận biết được sản phẩm. Khách hàng quan tâm đến các thông tin về sản phẩm và tìm hiểu ý nghĩa về thương hiệu của sản phẩm. Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp phải trải qua một giai đoạn khó khăn và tốn kém để khách hàng chấp nhận và thích thú với sản phẩm và ghi nhớ về nhãn hiệu hàng hóa cho nhu cầu mua sắm của mình.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tính cạnh tranh thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một cái nhìn chiến lược về xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công tác này. Tuy nhiên việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ.
Khi đã có một thương hiệu mang tầm quốc tế và đã được nhắc đến nhiều thì để gia nhập sản phẩm đó vào một thị trường mới sẽ ít tốn kém hơn nhiều, doanh nghiệp dường như không tốn nhiều chi phí cho hoàn thiện sản phẩm và dễ được nhiều người tiêu dùng nhận biết hơn. Tuy nhiên nếu sản phẩm đã nổi tiếng và có uy tín thì rất dễ bị ăn cắp nhãn mác, kiểu dáng,… cho nên phải đăng ký bảo hộ cho sản phẩm đó để bảo vệ uy tín của sản phẩm, chống lại các hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Trong giai đoạn gia nhập thị trường vấn đề bảo hộ cho sản phẩm lại càng quan trọng vì đây là giai đoạn mà doanh nghiệp đang tập trung mọi nỗ lực để sản phẩm của mình có thể được người tiêu dùng ghi nhận. Bất cứ một hình ảnh xấu nào về sản phẩm trong giai đoạn này cũng có thể gây tác hại rất lớn cho những giai đoạn sau của vòng đời sản phẩm.
Vấn đề quan trọng mà chúng ta đang quan tâm hiện nay là tình hình các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập hàng hóa sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ thì xảy ra tranh chấp do có công ty nước ngoài đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đó và các doanh nghiệp Việt không được phép xuất khẩu sang thị trường đó nếu không được phép của công ty nước ngoài kia.
Đó là lý do khiến hàng hoá của các doanh nghiệp chúng ta bị cấm gia nhập, lưu thông vì vi phạm bản quyền về sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá. Quá trình mở rộng xuất khẩu ra thị trường bị ngưng trệ và coi như sản phẩm không thể gia nhập vào được những thị trường mới, thị phần bị mất, thậm chí hàng hóa còn bị tịch thu. Một số chủ các nhãn hiệu nói trên đã tiến hành kiện tụng và sau một khoảng thời gian dài tranh chấp pháp lý đã đòi lại được sản phẩm của mình, nhưng một số khác lại rơi vào quá trình kiện tụng tốn kém, không những thế còn làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm đó.
Câu chuyện về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị vi phạm có lẽ Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ điển hình. Cà phê Trung Nguyên một thương hiệu nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát triển tốt, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một thương hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người và trong ngoài nước biết đến.
Thế nhưng vào tháng 7/2000, Công ty Cà phê Trung Nguyên sang Mỹ để tiếp cận Rice Field với mục đích đưa sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ. Mặc dù vẫn đang trong quá trình thương thảo, nhưng nhãn hiệu Trung Nguyên đã bị phía Rice Field nhanh chân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ và Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới.
Cuối cùng, sau 2 năm ròng rã thương thảo, Trung Nguyên mới đòi lại được quyền bảo hộ thương hiệu, nhưng đổi lại công ty này phải chấp nhận để Rice Field làm nhà phân phối sản phẩm của Trung Nguyên tại Mỹ. Thương vụ dàn xếp này ngốn của Trung Nguyên hàng trăm nghìn USD. Ngay sau đó, công ty này đã đi đăng ký thương hiệu tại 60 quốc gia khác trên thế giới.
Bài học thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm trước khi đưa hàng hoá vào thị trường là để đảm bảo cho quá trình gia nhập hàng hoá đó không bị gián đoạn hay thậm chí không thể thực hiện được. Nếu không quan tâm đến vấn đề này thì không những không gia nhập được thị trường mà còn bị các công ty nước ngoài lợi dụng để bán sản phẩm của họ bằng tên tuổi và sự uy tín thương hiệu hàng hoá của mình, đây là thiệt thòi rất lớn.
Phải coi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng và các vấn đề khác liên quan đến bản quyền sản phẩm nói chung là chiến lược cần quan tâm đi trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
Từ thực tế gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, cụ thể nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nguyên tắc chiến lược “thương hiệu đi trước hàng hoá”, khắc phục thói quen đưa hàng hoá ra thị trường rồi mới tính đến thương hiệu. Các doanh nghiệp đã chú ý xây dựng chiến lược sở hữu trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ thị trường mà mình đã dự định xúc tiến giao thương.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 17/01/2025
1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/01/2025
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/12/2024
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….
Xem thêm