Trường hợp nào sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền?
Thblaw.com.vn
-
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền bao gồm: Thứ nhất, Ghi âm, ghi hình…
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền bao gồm:
Thứ nhất, Ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy không nhằm mục đích thương mại hoặc để đưa tin thời sự;
Thứ hai, Tự sao chép hoặc hỗ trợ người khuyết tật sao chép một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
Thứ ba, Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng này đã được công bố để giảng dạy. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì để được coi là sao chép hợp lý trong trường hợp này cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Việc sao chép phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận đối với phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sao chép.
Trường hợp sử dụng trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết.
- Việc sao chép không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Quy định này không áp dụng trong trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy.
Thứ tư, trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự. Việc sử dụng các trích đoạn trong trừng hợp này chỉ nhằm mục đích thuần túy đưa tin. Khoản 2 Điều 32 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc trích dẫn hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin;
- Phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.
Thứ năm, Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Điều 33 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định: “Bản sao tạm thời quy định tại quy định này là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện, thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ chính thức.”
Có thể thấy, về nguyên tắc, việc sử dụng quyền liên quan phải được sự cho phép của chủ thể quyền. Tuy nhiên, trong những trường hợp nêu trên thì việc sử dụng không cần phải có sự cho phép và không phải trả tiền bản quyền. Các trường hợp này được miễn xin phép bởi sử dụng cho các mục đích được cho là chính đáng ví dụ như phục vụ cho giảng dạy, đưa tin… Tuy nhiên việc sử dụng quyền liên quan trong những trường hợp này vẫn phải bảo đảm không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Quy định về giới hạn quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo cơ chế pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể của quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm.
Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định này trên thực tế còn tồn tại một số bất cập. Ví dụ đối với quyền sao chép, trong nội dung quyền tác giả, quyền sao chép bao gồm cả việc ngăn cản người khác sao chép tác phẩm là quyền năng quan trọng nhất vì nó là cơ sở pháp lý đối với các hình thức khai thác tác phẩm được bảo hộ. Theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành thì sao chép tác phẩm thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Mặt khác, theo điểm a khoản 1 ; khoản 3 Điều 25 Luật này, việc sao chép không quá một bản và không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Như vậy, trường hợp sao chép với số lượng lớn hơn một tác phẩm để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại vẫn phải xin phép, trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Tuy nhiên, đó là điều khó thực hiện trên thực tế vì việc sao chép hiện nay khó kiểm soát và quản lý. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc sửa đổi Luật theo hướng mở rộng hơn ngoại lệ cho việc sao chép với mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại, nên bỏ quy định giới hạn về số bản sao chép như hiện nay.
Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 02/12/2024
Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 01/12/2024
Hiện nay, việc review phim đang trở thành một hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy liệu hành vi này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay không? Thực tế, việc review phim cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người thực hiện. Vậy…
Xem thêm