Trang chủ » Blog » Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

10/03/2024 - 51

Thblaw.com.vn

-

Khi có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Vì vậy, mọi người đều phải tuân thủ đúng quy định pháp […]

Khi có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Vì vậy, mọi người đều phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, tránh những tranh chấp không đáng có. Vậy, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Đối với mỗi loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau thì có những điều kiện xác lập khác nhau được quy định cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tựu chung lại thì quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm chung nhất định, đó là:

– Có tính giới hạn về không gian và thời gian;

– Có thể được tiếp cận bởi nhiều đối tượng cùng một lúc mà không bị loại trừ lẫn nhau;

– Có thể chuyển giao.

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đối tượng dễ phát sinh tranh chấp nhất với độ phức tạp cao nhất, nhiều hành vi vi phạm mang tính chất tinh vi. Để có những phương pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và có những phương pháp cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng thì chúng ta nên có những nhận định cơ bản về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm. Một tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ chỉ được coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về quyền lợi các bên đã được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi xâm phạm cụ thể.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm cơ bản dưới đây:

  • Đối tượng của tranh chấp là quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng của tranh chấp bao giờ cũng phải được xác định một cách cụ thể và chính xác, để dựa vào đó làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thì đối tượng tranh chấp đó chính là quyền sở hữu trí tuệ, đó có thể là quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền đối với giống cây trồng.

  • Tranh chấp xảy ra với tính chất phức tạp và chuyên môn sâu

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp được xác định là một trong những tranh chấp phức tạp nhất. Như chúng ta đã biết, với tính đa dạng của đối tượng sở hữu trí tuệ cũng như các loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đã tạo nên sự phức tạp cho loại tranh chấp này.

Từ đó đặt ra yêu cầu đối với người giải quyết tranh chấp phải có nhiều kinh nghiệm, am hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ; có sự phối hợp nhiều cơ quan và có phương pháp, cách thức xác định thiệt hại xảy ra để giải quyết tranh chấp  một cách hiệu quả; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

  • Tranh chấp phát sinh liên quan nhiều đến thông tin bí mật của doanh nghiệp

Một trong những yếu cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh hiện nay đó là các thông tin liên quan đến bí mật doanh nghiệp, có thể là phương thức sản xuất, kiểu dáng sản phẩm hay việc thiết kế một nhãn hiệu,…Tổng hợp các yếu tố trên tạo thêm uy tín của mỗi doanh nghiệp trong con mắt của người tiêu dùng. Và xét về bản chất thì các yếu tố đó phần nào thuộc về quyền sở hữu trí tuệ.

  • Liên quan chặt chẽ đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

Cạnh tranh là điều tất yếu trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống, nhất là môi trường kinh doanh. Trong đó việc cạnh tranh về các sản phẩm, sự cung cấp dịch vụ hay chất lượng, kiểu dáng sản phẩm đều được chú ý. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp nổi bật nhất.

Ví dụ, có doanh nghiệp kinh doanh nước đóng chai vì muốn bán được hàng hoá nên đã làm nhái nhãn hiệu nước uống giải khát của Lavie hay bắt chước kiểu dáng nước đóng chai của Aquafina;…. Đó là tranh chấp thuộc về quyền sở hữu trí tuệ.

  • Phân loại

Căn cứ vào mỗi tiêu chí khác nhau, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được chia thành các loại sau:

Tiêu chí phân loại Các loại tranh chấp
Về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ – Tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan;

– Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp;

– Tranh chấp về quyền đối với giống cây trồng.

Về loại tranh chấp – Tranh chấp dân sự;

– Tranh chấp kinh doanh thương mại.

Về chủ thể – Tranh chấp giữa tác giả và chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

– Tranh chấp giữa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và người thứ 3 xâm phạm quyền;

– Tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền

Về giai đoạn thực hiện – Tranh chấp về xác lập quyền sở hữu trí tuệ;

– Tranh chấp về khai thác quyền sở hữu trí tuệ;

– Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Đăng vào ngày: 26/04/2024

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi và tài sản trí óc của chúng ta. Để ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài sản trí tuệ đó với mục đích cá nhân hay thương mại riêng, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các […]

Xem thêm
Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Đăng vào ngày: 25/04/2024

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]

Xem thêm
Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Đăng vào ngày: 24/04/2024

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở có văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu công nghiệp đối […]

Xem thêm
Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 23/04/2024

Xã hội ngày càng phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký […]

Xem thêm