Tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Thblaw.com.vn
-
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là việc làm cần thiết khi chủ sở hữu làm bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm do mình sáng tạo ra. Có rất nhiều nguồn để tra cứu, tại Việt Nam thì chúng ta có thể sử dụng Cơ…
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là việc làm cần thiết khi chủ sở hữu làm bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm do mình sáng tạo ra.
Có rất nhiều nguồn để tra cứu, tại Việt Nam thì chúng ta có thể sử dụng Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước;…
Phương pháp tra cứu: theo phân loại locarno, tên kiểu dáng, tên của người nộp đơn,…
Mục đích của việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp
- Tránh xâm phạm quyền kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác;
- Đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
- Phản đối việc cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;
- Giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi kiểu dáng trùng với kiểu dáng công nghiệp đã biết
- Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao kiểu dáng công nghiệp;
- Xác định các công nghệ thay thế;
- Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục sáng tạo kiểu dáng công nghiệp;
- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
- Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
- Tìm kiếm thị trường thích hợp;
- Lựa chọn kiểu dáng công nghiệp đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất.
- Đánh giá được xu hướng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và tiềm nănh cạnh tranh trong tương lai.
- Tìm kiếm được các cơ hội tìm kiếm đối tác để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ.
Tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Bạn có thể tra cứu thông tin đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và các kiểu dáng công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam trên trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam của Cục Sở hữu trí tuệ theo link sau: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchIND.php.
Tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp trên trang tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Wipo
Bạn có thể tra cứu thông tin đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và các kiểu dáng công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ quốc tế tại cơ sở dữ liệu web của Wipo được nộp theo Thỏa ước Lahay qua link sau: http://www.wipo.int/designdb/en/index.jsp.
Tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và các đơn nộp qua Wipo theo Thỏa ước Lahay
Để tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp do Euipo cung cấp, thu thập từ hơn 60 quốc gia/tổ chức trên thế giới, trong đó có các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và các đơn nộp qua Wipo theo Thỏa ước Lahay bạn có thể tra cứu qua web: https://www.tmdn.org/tmdsview-web/welcome. Đây là cơ sở dữ liệu rất lớn về kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên thế giới là nguồn dữ liệu rất đáng để tham khảo cho bất kỳ chủ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nào.
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ
Trường hợp các bạn muốn có dữ liệu về kiểu dáng công nghiệp nhanh nhất và không cần nghiên cứu, hay có chuyên môn có thể lựa chọn việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp thông qua đơn vị Đại diện Sở hữu trí tuệ để có đối chứng phù hợp và được tư vấn về khả năng đăng ký, sử dụng kiểu dáng công nghiệp vừa đảm bảo được quyền lợi vừa tránh được các phát sinh tranh chấp, xâm phạm quyền của của chủ thể khác.
Hướng dẫn sử dụng công cụ tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp
Hiện nay có nhiều nguồn để tổ chức, cá nhân có thể tra cứu kiểu dáng công nghiệp, có thể kể đến như: Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ, Cơ sở dữ liệu điện tử của các nước khác, google images, yahoo images…hoặc sách, báo, tạp chí…
Phổ biến nhất hiện nay sẽ sử dụng Thư viện số về sở hữu công nghiệp (IpLib) của Cục Sở hữu trí tuệ, để thực hiện tra cứu tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ tra cứu
Hồ sơ cho việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
– Tên gọi kiểu dáng công nghiệp tra cứu
– Lĩnh vực của kiểu dáng công nghiệp
– 02 bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp tra cứu bao gồm các ảnh trước, sau, trái, phải, trên, dưới, ảnh tổng thể kiểu dáng
Bước 2. Nhập dữ liệu tra cứu
Tổ chức, cá nhân vào trang Thư viện số về sở hữu công nghiệp (IpLib) của Cục Sở hữu trí tuệ (http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php ).
Sau đó nhấn vào kiểu dáng để thực hiện tra cứu. Sau đó, nhập các thông tin của hồ sơ tra cứu vào từng tên trường tương ứng.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 19/11/2024
Hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, làm thế nào để phân biệt rõ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/10/2024
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/10/2024
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 19/08/2024
Khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, phân loại kiểu dáng công nghiệp là việc không thể bỏ qua, thậm chí nếu phân loại không chính xác còn bị từ chối đơn đăng ký. Việc tra cứu này là cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng để đánh…
Xem thêm