Tìm hiểu về mua bán quyền tác giả
Thblaw.com.vn
-
Quyền tác giả là một quyền quan trọng mà pháp luật công nhận cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền tác giả diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Thông qua bài viết sau, THB Law lưu ý đến bạn đọc những vấn đề về việc…
Quyền tác giả là một quyền quan trọng mà pháp luật công nhận cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền tác giả diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Thông qua bài viết sau, THB Law lưu ý đến bạn đọc những vấn đề về việc chuyển nhượng quyền tác giả, đặc biệt là vấn đề soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng
Với tư cách là một loại tài sản, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng được đưa vào lưu thông qua quan giao dịch mua bán quyền tác giả, theo đó, người bán sẽ chuyển quyền tác giả của mình cho người mua và nhận được một khoản tiền tương xứng với giá trị mà quyền sở hữu trí tuệ đó mang lại, người mua trở thành chủ sở hữu mới có quyền khai thác thương mại quyền tác giả được mua.
Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền tác giả cho các cá nhân, tổ chức khác. Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, bên chuyển giao quyền tác giả gọi là “bên chuyển nhượng” và bên nhận chuyển giao quyền tác giả gọi là “bên nhận chuyển nhượng”. Thông qua giao dịch chuyển nhượng quyền tác giả, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu mới của quyền tác giả. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thường được thể hiện dưới dạng hợp đồng chuyển nhượng.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán quyền tác giả
Thứ nhất, về bản chất, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là một hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật dân sự. theo đó bên mua (bên chuyển nhượng) và bên bán (bên nhận chuyển nhượng) thỏa thuận với nhau để chuyển nhượng quyền tác giả. Hậu quả pháp lí là làm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ cho bên mua.
Thứ hai, trong hợp đồng chuyển nhượng, các bên không thể thỏa thuận xác lập bất cứ giới hạn nào đối với bên được chuyển nhượng về quyền tác giả được chuyển nhượng. Tuy nhiên, do tính giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng nên quyền sở hữu được chuyển giao theo hợp đồng vẫn bị giới hạn về không gian và thời hạn bảo hộ.
Thứ ba, do đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là quyền tài sản nên trên cơ sở quy định của điều 450 Bộ luật dân sự 2015: “Bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua”. Bởi vậy mà Luật Sở hữu trí tuệ đã thể hiện rõ nguyên tắc này khi quy định các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đều phải thể hiện dưới hình thức văn bản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ thì hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Theo đó, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cũng bao gồm các yếu tố của một hợp đồng dân sự: Căn cứ chuyển nhượng, giá cả chuyển nhượng, phương thức thanh toán.
Giá chuyển nhượng do các bên thỏa thuận hoặc dựa trên khung giá đối với loại hình nghệ thuật khi chuyển nhượng do pháp luật quy định. Nhưng trên thực tế, giá chuyển nhượng do các bên trong hợp đồng thỏa thuận.
Giá của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan; phụ thuộc vào giá trị tác phẩm, tính thời sự, tính văn hóa, tư tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật, tâm lý, trải nghiệm của khán giả… Vì vậy, giá của nghệ thuật nói chung và giá trị của tác phẩm nói riêng không thể định lượng như vật chất, mà tùy thuộc vào khả năng cảm nhận và đánh giá của các bên trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng do thỏa thuận về giá của hợp đồng, cách thức thể hiện tác phẩm, phạm vi tác phẩm được chuyển giao, sự tôn trọng nguyên vẹn nội dung tác phẩm, mức độ thêm bớt, cách điệu, sáng tạo thêm… và thỏa thuận về khoản tiền phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Thỏa thuận về điều kiện đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 02/12/2024
Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 01/12/2024
Hiện nay, việc review phim đang trở thành một hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy liệu hành vi này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay không? Thực tế, việc review phim cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người thực hiện. Vậy…
Xem thêm