Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh
Thblaw.com.vn
-
“Đầu cơ” là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu…
“Đầu cơ” là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là hành vi đăng ký nhiều nhãn hiệu có uy tín, được biết đến rộng rãi hòng trục lợi bất chính.

Nếu quyền nhãn hiệu của bạn bị rơi vào tay những kẻ đầu cơ, đồng nghĩa với việc hàng hoá của bạn lưu thông trên thị trường là trái phép và phải đối mặt với nguy cơ bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ trên thị trường hay tại cơ quan hải quan. Điều đó có thể đặt chủ sở hữu vào vô số rủi ro pháp lý với các chế tài nghiêm khắc về hành chính, dân sự, thậm chí là hình sự nếu bên thứ ba khởi sự các biện pháp pháp lý chống lại người chủ. Mục đích của bên thứ ba là buộc chủ sở hữu hoặc phải ngồi vào bàn đàm phán để mua lại nhãn hiệu của chính mình hoặc rời bỏ thị trường Việt Nam – nơi chủ sở hữu đã rất kỳ vọng có thể phát triển kinh doanh tốt và sinh lời.
Hiện nay, nhiều chủ sở hữu đang mắc sai lầm khi cho rằng đăng ký nhãn hiệu là không quan trọng, mình dùng trước sẽ là của mình; hay có tư tưởng “nhút nhát” khi nghĩ rằng mình mới kinh doanh, biết có thành công hay không, đăng ký lại mất thời gian, mất chi phí; hay có “tầm nhìn hạn hẹp” khi cho rằng đợi khi sản phẩm/dịch vụ có chỗ đứng ổn định, vững vàng trên thị trường mới tiến hành đăng ký nhãn hiệu cũng chưa muộn. Chính những suy nghĩ, tư tưởng trên là nguyên nhân chính tạo ra lỗ hở để các chủ thể khác tiến hành đăng ký nhãn hiệu đó nhằm:
(1) lợi dụng uy tín, thương hiệu kinh doanh sản phẩm/dịch vụ, hoặc
(2) chờ đợi “thời cơ vàng” bán lại cho các doanh nghiệp với giá cao.
Vậy thời điểm vàng để bảo vệ “linh hồn của doanh nghiệp” – đăng ký nhãn hiệu là thời điểm nào?
(1) Đối với trường hợp doanh nghiệp chưa sử dụng nhãn hiệu mà có ý định sử dụng nhãn hiệu thì thời điểm vàng để doanh nghiệp đăng ký chính là ngay sau khi có ý tưởng về nhãn hiệu và trước khi đưa nhãn hiệu vào sử dụng trên thị trường;
(2) Đối với trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu mà chưa đăng ký nhãn hiệu thì nên: tiến hành đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể, đồng thời tiến hành “watch” công báo hoặc tra cứu để xem nhãn hiệu của mình đã có chủ thể nào tiến hành đăng ký trước hay chưa.
Trường hợp có chủ thể khác đã đăng ký nhãn hiệu và chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ doanh nghiệp cần tiến hành phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc thoả thuận/đàm phán mua lại nhãn hiệu.
Trường hợp có chủ thể khác đã đăng ký nhãn hiệu và đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ thì chủ doanh nghiệp cần tiến hành huỷ bỏ văn bằng bảo hộ hoặc thoả thuận/đàm phán mua lại nhãn hiệu.
Từ đó, có thể chốt lại rằng, việc đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt là một trong chiến lược thương mại cần thiết và cần được ưu tiên chú trọng để bảo vệ lợi ích của chính mình.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 15/02/2025
Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/02/2025
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/02/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 07/02/2025
Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…
Xem thêm