Trang chủ » Blog » THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP SỬ DỤNG TÁC PHẨM ÂM NHẠC

THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP SỬ DỤNG TÁC PHẨM ÂM NHẠC

06/09/2023 - 22

Thblaw.com.vn

-

Tác phẩm âm nhạc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định của pháp luật, tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không […]

Tác phẩm âm nhạc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định của pháp luật, tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Việc xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc là thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả cũng như tránh được những rắc rối pháp lý có thể phát sinh sau này. Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền tài sản đối với tác phẩm này thì phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao).
Thông thường, khi muốn sử dụng một tác phẩm âm nhạc bất kỳ thì tổ chức, cá nhân liên hệ với tác giả của tác phẩm âm nhạc đó để xin phép sử dụng và trả thù lao. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong việc liên hệ với tác giả để xin phép sử dụng tác phẩm và trả thù lao. Đặc biệt, trường hợp cần sử dụng nhiều tác phẩm âm nhạc trong một lần thì tổ chức, cá nhân sẽ phải liên hệ với nhiều tác giả, việc này có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, phương án tối ưu mà tổ chức, cá nhân có thể sử dụng đó là tiến hành thủ tục xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc và trả phí qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (Vietnam Center For Protection Of Music Copyright – VCPMC).
Các lĩnh vực được cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc bao gồm: phát thanh – truyền hình; truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…); sản xuất phim, quảng cáo; biểu diễn; quảng cáo; nhà hàng, karaoke, café, vũ trường; xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc; khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí; siêu thị, cửa hàng; văn phòng cho thuê; lĩnh vực khác.
Thời gian được cấp giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc:
+ Đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam: thời gian xử lý tối đa giấy phép đăng ký sử dụng tác phẩm là 7 ngày làm việc
+ Đối với tác phẩm âm nhạc nước ngoài: thời gian xử lý tối đa yêu cầu cấp phép sử dụng tác phẩm là 14 ngày làm việc
Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm:
+ Thông tin về đối tượng sử dụng, như sau: loại hình tác phẩm, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng (Quy định chi tiết tại mục trên);
+ Bản xin phép và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc;
+ Danh sách tác phẩm đăng ký sử dụng;
+ Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc;
+ Giấy ủy quyền (đối với trường hợp ủy quyền cho đơn vị đại diện đăng ký).
Nguồn ảnh: Internet
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục xin cấp phép sử dụng tác phẩm và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Bài viết liên quan
Làm thế nào để thực hiện đăng ký bản quyền đối với logo công ty?

Làm thế nào để thực hiện đăng ký bản quyền đối với logo công ty?

Đăng vào ngày: 25/09/2023

Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau: – Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký […]

Xem thêm
Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Đăng vào ngày: 24/09/2023

Căn cứ Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được quy định như sau: – Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời […]

Xem thêm
Không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng chui thì có bị xử phạt không?

Không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng chui thì có bị xử phạt không?

Đăng vào ngày: 21/09/2023

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau: – Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: + Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và […]

Xem thêm
Trường hợp nào sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền?

Trường hợp nào sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền?

Đăng vào ngày: 20/09/2023

Theo Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền bao gồm: Thứ nhất, Ghi âm, ghi hình […]

Xem thêm