THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Thblaw.com.vn
-
Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của con người được pháp luật bảo hộ thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ. Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Luật SHTT, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ…
Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của con người được pháp luật bảo hộ thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ. Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Luật SHTT, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Trong quá trình hoạt động và tạo lập thương hiệu, cá nhân hoặc tổ chức có thể muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Việc này đòi hỏi chủ sở hữu phải nắm rõ được thủ tục, quy trình các bước chuyển nhượng nhãn hiệu.
Vậy thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?
Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.
-
Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu
- Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;
- Trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại trùng với nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.
-
Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu
Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:
- Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
- Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
*Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
- Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
- Căn cứ chuyển nhượng
- Giá chuyển nhượng
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
- Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu phải chuẩn bị những tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu (theo mẫu);
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
- Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 17/01/2025
1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/01/2025
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/01/2025
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…
Xem thêm