Thông tin cơ bản về mã số mã vạch
20/12/2022 - 125
Thblaw.com.vn
-Trên các sản phẩm được đóng gói bao bì hoặc có tem nhãn, người tiêu dùng sẽ thấy có những sọc kẻ đen trắng xen kẽ. Chúng được gọi là mã số, mã vạch. Vậy mã số mã vạch là gì? Nó được cấu tạo như thế nào và có tác dụng gì đối với…
Trên các sản phẩm được đóng gói bao bì hoặc có tem nhãn, người tiêu dùng sẽ thấy có những sọc kẻ đen trắng xen kẽ. Chúng được gọi là mã số, mã vạch. Vậy mã số mã vạch là gì? Nó được cấu tạo như thế nào và có tác dụng gì đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay?
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Mã vạch được định nghĩa là một dãy các vạch, song song cùng với các khoảng trống xen kẽ nhằm thể hiện mã số giúp cho máy quét có thể đọc được.
Thực tế, mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm). Dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định. Và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.
Ví dụ nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác, thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Mã số và mã vạch bao gồm 2 phần:
Mã số
Mã số là một dãy con số được ký hiệu bằng những chữ số đặc trưng dưới dạng mã vạch dùng để phân định hàng hoá, chứng minh về nơi xuất xứ, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau. Được áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới khi đến tận tay người tiêu dùng.
Mỗi một loại hàng hóa sẽ được gắn với một dãy số duy nhất, được xem là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay thể hiện chất lượng của hàng hoá. Trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Mã vạch
Mã vạch là một dãy các vạch đậm, nhạt, dài, ngắn khác nhau và khoảng trống song song được đặt xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định. Cách sắp đặt này thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.
Cấu tạo của mã số, mã vạch được quản lý bởi tổ chức EAN và tổ chức các nước thành viên, phải được cấp theo đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật. Biểu tượng của mã số, mã vạch sẽ được in dán phía bên trong máy thông qua máy quét mã số, mã vạch để kiểm tra. Một số hàng hóa cũng có thể không theo quy tắc như vậy nhưng mà vẫn đảm bảo được tiện ích và mục đích mã mã số, mã vạch mang lại.
Mã vạch gồm nhiều chủng loại khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of5, Codabar và Code 128. Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
Mã số EAN-13
Cấu tạo mã số mã vạch
- 3 chữ số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Của Việt Nam là 893.
- Mã doanh nghiệp là 4, hoặc 5, hoặc 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.
- Mã mặt hàng là 3 hoặc 4 hoặc 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp trước nó là bao nhiêu con số), do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất. Và tuyệt đối không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
- Mã số kiểm tra là 1 số cuối cùng. Dùng để kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia, mã mặt hàng nói ở trên. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.
Mã số EAN-8
EAN-8 thường được dùng trên các mặt hàng có kích thước khá nhỏ và không đủ chỗ để ghi mã EAN-13. Ví dụ son môi, thuốc lá, bút chì,…
So với EAN-13 thì EAN-8 đã lược bỏ mã số doanh nghiệp:
- Giống với mã số EAN-13 thì 03 con số đầu cũng thể hiện mã số của quốc gia sản xuất sản phẩm.
- Tiếp đến là 04 con số tiếp theo chính là mã mặt hàng.
- Con số cuối cùng thể hiện mã số kiểm tra.